Khi đeo phù hiệu ở mũ thì công chức làm công tác kiểm dịch thực vật có phải đeo thêm phù hiệu ở ve cổ áo không?
Phù hiệu gắn trên mũ kêpi của công chức làm công tác kiểm dịch thực vật gồm bao nhiêu phần?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 30/2015/TT-BNNPTNT quy định phù hiệu kiểm dịch thực vật như sau:
Phù hiệu kiểm dịch thực vật
1. Phù hiệu gắn trên mũ kêpi (hình 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này) gồm hai phần. Phần bên trong là toàn bộ phần kiểm dịch thực vật hiệu được làm bằng kim loại, đường kính 35 mm. Phần bên ngoài là hai cành lá màu vàng bằng kim loại được gắn liền và ôm lấy hình tròn bên trong.
2. Phù hiệu gắn trên mũ mềm là kiểm dịch thực vật hiệu đeo ở mũ kêpi, có đường kính 30 mm nhưng không có hình hai cành lá màu vàng ôm phía ngoài.
3. Phù hiệu đeo ở ve cổ áo (hình 4a và 4b, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này): có hình bình hành, góc nhọn là 45o, góc tù là 135o, dài 55 mm, cao 30 mm, nền màu xanh tím than (hình 4a) hoặc nền màu đỏ đậm (hình 4b). Chính giữa là một phần của kiểm dịch thực vật hiệu (hình 3 Phụ lục I) gồm một bông lúa màu vàng và một con rắn màu trắng bạc quấn từ gốc lên đến ngọn bông lúa, đầu rắn quay ra phía ngoài của bông lúa. Phía sau bông lúa và con rắn có 1 hình cánh én nằm thẳng góc với trục bông lúa và có màu xanh lơ nhạt. Phía dưới hình cánh én là một nỏ neo màu đen, cán mỏ neo ẩn sau bông lúa và con rắn, 2 móc neo chìa ra 2 bên phần gốc bông lúa.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, phù hiệu gắn trên mũ kêpi của công chức làm công tác kiểm dịch thực vật gồm hai phần.
Phần bên trong là toàn bộ phần kiểm dịch thực vật hiệu được làm bằng kim loại, đường kính 35 mm.
Phần bên ngoài là hai cành lá màu vàng bằng kim loại được gắn liền và ôm lấy hình tròn bên trong.
Kiểm dịch thực vật (Hình từ Internet)
Khi đeo phù hiệu ở mũ thì công chức làm công tác kiểm dịch thực vật có phải đeo thêm phù hiệu ở ve cổ áo không?
Căn cứ khoản 6 Điều 18 Thông tư 30/2015/TT-BNNPTNT quy định mang trang phục, phù hiệu, biển hiệu, cấp hiệu kiểm dịch thực vật như sau:
Quy định mang trang phục, phù hiệu, biển hiệu, cấp hiệu kiểm dịch thực vật
Trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu kiểm dịch thực vật phải được mang chỉnh tề và đồng bộ, cụ thể là:
1. Quần áo xuân - hè, thu - đông phải đồng bộ.
2. Áo phải cài khuy áo, khuy cổ tay, cổ áo, trường hợp cần phải xắn tay áo thì phải xắn gọn.
3. Phù hiệu đeo ở ve cổ áo phải đeo ở ve trên (nếu 2 ve cổ bẻ) phải đặt 2 cạnh của phù hiệu song song với 2 cạnh của ve áo và cách 2 cạnh đó 3 - 4 mm, hình đầu rắn trên bông lúa quay ra ngoài. Nếu mặc áo vét (K-82) thì phù hiệu đeo ở ve áo vét (K-82), không đeo ở ve cổ sơ mi lót bên trong. Không đeo phù hiệu ở ve cổ áo khoác bên ngoài áo vét (K-82) hoặc bên ngoài áo sơ mi bludông.
4. Phù hiệu đeo ở mũ thì cạnh dưới của phù hiệu phải tiếp sát đường vành mũ nối với lưỡi trai, cạnh trên có thể chờm trên thân mũ (cả mũ kêpi và mũ mềm).
5. Biển hiệu đeo ở phía trên ngực trái (trên hoặc chờm lên túi áo ngực trái), được phép đeo vào áo khoác ngoài.
6. Khi đeo phù hiệu ở mũ thì phải đeo phù hiệu ở ve cổ áo. Khi đeo cấp hiệu ở vai thì phải đeo phù hiệu ở ve cổ áo và ở mũ.
Theo đó, khi đeo phù hiệu ở mũ thì công chức làm công tác kiểm dịch thực vật phải đeo phù hiệu ở ve cổ áo. Khi đeo cấp hiệu ở vai thì phải đeo phù hiệu ở ve cổ áo và ở mũ.
Phù hiệu của công chức làm công tác kiểm dịch thực vật khi hỏng có được đổi không?
Theo khoản 4 Điều 19 Thông tư 30/2015/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Chế độ cấp phát và sử dụng trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu
1. Quần áo xuân - hè: 01 bộ/01 năm (năm đầu cấp 02 bộ)
2. Quần áo thu - đông: 01 bộ/02 năm (năm đầu cấp 02 bộ)
Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở phía Nam có thể thay bộ thu - đông bằng bộ xuân - hè: 01 bộ/01 năm.
3. Áo sơ mi trắng mặc trong áo thu - đông: 01 chiếc/ 02 năm (năm đầu cấp 02 chiếc).
4. Kiểm dịch thực vật hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu: Khi hỏng thì đổi.
5. Mũ kêpi, mũ mềm: 01 chiếc/ 02 năm.
6. Cà vạt: 01 chiếc/ 02 năm.
7. Giầy da: 01 đôi/ 02 năm.
8. Dép quai hậu: 01 đôi/ 01 năm.
9. Tất chân: 02 đôi/01 năm.
10. Áo chống rét: 01 chiếc/ 05 năm (đối với các tỉnh miền núi phía Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ).
...
Như vậy, khi phù hiệu của công chức làm công tác kiểm dịch thực vật bị hỏng thì được đổi phù hiệu mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?