Khi công nhận và cho thi hành bản án dân sự của Tòa án nước ngoài thì Tòa án Việt Nam có xét xử lại bản án này không?
- Thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam là bao lâu?
- Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam có được làm bằng tiếng nước ngoài không?
- Khi công nhận và cho thi hành bản án dân sự của Tòa án nước ngoài thì Tòa án Việt Nam có xét xử lại bản án này không?
Thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam là bao lâu?
Thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Điều 432 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành
1. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định cùng là thành viên hoặc Tòa án Việt Nam có thẩm quyền quy định tại Bộ luật này để yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự đó.
2. Trường hợp người làm đơn chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn.
Theo quy định trên, thời hiệu yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam là 03 năm kể từ ngày bản án của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp người làm đơn chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn quy định thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn.
Công nhận và cho thi hành bản án dân sự của Tòa án nước ngoài
(Hình từ Internet)
Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam có được làm bằng tiếng nước ngoài không?
Yêu cầu đối với đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Điều 433 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành
1. Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phải có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành, người đại diện hợp pháp của người đó; nếu người được thi hành án là cơ quan, tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó;
b) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam;
c) Yêu cầu của người được thi hành; trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài đã được thi hành một phần thì người được thi hành phải ghi rõ phần đã được thi hành và phần còn lại có yêu cầu công nhận và cho thi hành tiếp tại Việt Nam.
2. Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
Theo đó, đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam có thể làm bằng tiếng nước ngoài nhưng phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
Khi công nhận và cho thi hành bản án dân sự của Tòa án nước ngoài thì Tòa án Việt Nam có xét xử lại bản án này không?
Việc xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Điều 438 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Phiên họp xét đơn yêu cầu
...
4. Khi xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành, Hội đồng không được xét xử lại vụ án đã được Tòa án nước ngoài ra bản án, quyết định. Tòa án chỉ được kiểm tra, đối chiếu bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định tại Chương XXXV và Chương XXXVI của Bộ luật này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để làm cơ sở cho việc ra quyết định công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án, quyết định đó.
...
Như vậy, khi xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án dân sự của Tòa án nước ngoài thì Hội đồng xét đơn yêu cầu không được xét xử lại vụ án đã được Tòa án nước ngoài ra bản án, quyết định.
Mà theo đó, Tòa án chỉ được kiểm tra, đối chiếu bản án dân sự của Tòa án nước ngoài, giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định tại Chương XXXV và Chương XXXVI của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để làm cơ sở cho việc ra quyết định công nhận và cho thi hành hoặc không công nhận bản án đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?