Khi có yêu cầu ủy thác tư pháp của nước ngoài về lĩnh vực dân sự thì cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận?
- Khi có yêu cầu ủy thác tư pháp của nước ngoài về lĩnh vực dân sự thì cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận?
- Nếu không có Điều ước quốc tế giữa Việt Nam và nước có yêu cầu ủy thác tư pháp thì yêu cầu có được tiếp nhận hay không?
- Trình tự và thời gian thực hiện sau khi tiếp nhận ủy thác tư pháp của nước ngoài trong lĩnh vực dân sự như thế nào?
Khi có yêu cầu ủy thác tư pháp của nước ngoài về lĩnh vực dân sự thì cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận như sau:
"Điều 19. Nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài
1. Bộ Tư pháp tiếp nhận hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự mà Việt Nam và nước đó là thành viên hoặc theo kênh chính, kênh ngoại giao gián tiếp, kênh lãnh sự gián tiếp của Công ước Tống đạt.
Trường hợp Bộ Ngoại giao nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài trong thời hạn 05 ngày làm việc, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chuyển hồ sơ và các tài liệu kèm theo (nếu có) cho Bộ Tư pháp."
Theo đó cơ quan có quyền tiếp nhận yêu cầu ủy thác tư pháp của nước ngoài về lĩnh vực dân sự là Bộ Tư pháp. Trường hợp Bộ Ngoại giao nhận được thì cũng sẽ chuyển hồ sơ cho Bộ Tư pháp.
Khi có yêu cầu ủy thác tư pháp của nước ngoài về lĩnh vực dân sự thì cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận?
Nếu không có Điều ước quốc tế giữa Việt Nam và nước có yêu cầu ủy thác tư pháp thì yêu cầu có được tiếp nhận hay không?
Về trường hợp này thì theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định vẫn sẽ được thực hiện ủy thác tư pháp theo nguyên tắc có đi có lại.
Tuy nhiên nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC thì yêu cầu ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự của nước ngoài sẽ bị từ chối, gồm các trường hợp:
- Khi có căn cứ cho thấy phía nước ngoài không thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự cho Việt Nam.
-. Việc thực hiện tương trợ tư pháp đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Trình tự và thời gian thực hiện sau khi tiếp nhận ủy thác tư pháp của nước ngoài trong lĩnh vực dân sự như thế nào?
Tại Điều 20 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định như sau:
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam vào sổ hồ sơ ủy thác tư pháp và thực hiện một trong các công việc sau đây:
+ Tiến hành tiếp nhận để thực hiện ủy thác tư pháp trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết;
+ Trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp trong trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết;
+ Trường hợp cần bổ sung thông tin, tài liệu liên quan hoặc việc thực hiện ủy thác làm phát sinh chi phí thực tế, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày xác định được thông tin, tài liệu cần bổ sung hoặc chi phí thực tế phát sinh, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài để bổ sung thông tin, tài liệu theo quy trình tại Điều 21 hoặc nộp chi phí thực tế theo quy trình tại Điều 9 của Thông tư liên tịch này.
- Với các phương thức thực hiện như sau:
+ Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật về thi hành án dân sự tương tự như các vụ việc trong nước;
+ Theo phương thức đặc biệt trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
Trường hợp các cơ quan có thẩm quyền đã quyết định áp dụng pháp luật nước ngoài nhưng phương thức đặc biệt không thực hiện được trên thực tế thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện phải thông báo lại ngay cho Bộ Tư pháp để trả lời cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài theo quy trình trả kết quả thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài.
- Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài trong thời hạn mà cơ quan có thẩm quyền nước ngoài yêu cầu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không xác định thời hạn thực hiện thì thời hạn này không quá 90 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền Việt Nam nhận được hồ sơ từ Bộ Tư pháp.
Quá thời hạn nêu trên, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam vẫn chưa thực hiện được ủy thác tư pháp thì cơ quan này phải thông báo lại cho Bộ Tư pháp và nêu rõ lý do.
- Trường hợp việc thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài làm phát sinh chi phí thực tế, cơ quan có thẩm quyền Việt Nam chỉ thực hiện sau khi đã thu đủ chi phí thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức thưởng định kỳ hằng năm cao nhất cho người lao động hợp đồng 111 thuộc danh sách trả lương của Bộ Nội vụ là bao nhiêu?
- Người lao động có được tham gia quản lý Công ty Mua bán nợ Việt Nam thông qua hình thức tổ chức Công đoàn không?
- Chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt có cần phải lập chứng từ hay không? Yêu cầu chung về quản lý chất thảo rắn sinh hoạt là gì?
- Mẫu bài phát biểu trước bữa tiệc tất niên công ty? Bài phát biểu trước bữa tiệc tất niên chọn lọc?
- Viết đoạn văn phân tích nhân vật bé Em trong truyện Áo Tết? Dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật bé Em trong truyện Áo Tết? Đặc điểm môn Văn là gì?