Khi có vợ sinh con, lao động nam hưởng chế độ thai sản như thế nào? Nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản khi lao động nam có vợ sinh con trong thời hạn bao nhiêu ngày?
- Lao động nam có vợ sinh con có được hưởng chế độ thai sản không?
- Khi có vợ sinh con lao động nam hưởng chế độ thai sản như thế nào?
- Mức hưởng chế độ trong thời gian nghỉ thai sản lao động nam có vợ sinh con được quy định ra sao?
- Nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản khi lao động nam có vợ sinh con trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Lao động nam có vợ sinh con có được hưởng chế độ thai sản không?
Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các đối tượng được hưởng chế độ thai sản bao gồm:
"Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
..."
Đối chiếu quy định trên, trường hợp của bạn chỉ cần bạn đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội mà có vợ sinh con thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.
Lao động nam hưởng chế độ thai sản (Hình từ Internet)
Khi có vợ sinh con lao động nam hưởng chế độ thai sản như thế nào?
Việc hưởng chế độ thai sản được quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
"Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
...
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con."
Theo đó, tùy thuộc vào hình thức vợ sinh là như thế nào mà số ngày hưởng chế độ thai sản của lao động nam sẽ khác nhau theo quy định trên.
Mức hưởng chế độ trong thời gian nghỉ thai sản lao động nam có vợ sinh con được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản như sau:
"1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
..."
Đối chiếu quy định trên, ta có thể suy ra công thức tính mức hưởng chế độ thai sản như sau: Tiền thai sản = 100% x (Mbqtl : 24) x Số ngày nghỉ hưởng chế độ
Nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản khi lao động nam có vợ sinh con trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Theo khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
"Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội."
Theo đó, trong vòng 45 ngày kể từ ngày lao động nam đi làm trở lại thì phải nộp hồ sơ hưởng chế độ lên cơ quan bảo hiểm xã hội, nếu quá hạn sẽ không được giải quyết.
Sau khi nghỉ thai sản theo quy định thì lao động nam khi quay trở lại làm việc liên hệ với phía công ty/đơn vị mình để họ làm hồ sơ giải quyết chế độ thai sản cho lao động nam có vợ sinh con.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng là gì? Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh được xác định thế nào?
- Mẫu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?
- Tải mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam?
- Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với khai thác khoáng sản? Thuế tài nguyên có khai quyết toán thuế hằng năm không?
- Người tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình những gì?