Khi cần phải tạm giam một viên chức lãnh sự theo quyết định của cơ quan tư pháp có thẩm quyền thì việc tiến hành tố tụng được thực hiện trong thời gian nào?
- Khi cần phải tạm giam một viên chức lãnh sự theo quyết định của cơ quan tư pháp có thẩm quyền thì việc tiến hành tố tụng được thực hiện trong thời gian nào?
- Viên chức lãnh sự bị bắt tạm giam thì Nước tiếp nhận thực hiện thông báo như thế nào?
- Trong quan hệ lãnh sự thì quyền miễn trừ xét xử đối với viên chức lãnh sự được quy định như thế nào?
Khi cần phải tạm giam một viên chức lãnh sự theo quyết định của cơ quan tư pháp có thẩm quyền thì việc tiến hành tố tụng được thực hiện trong thời gian nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 41 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Sự bất khả xâm phạm về thân thể viên chức lãnh sự
1. Viên chức lãnh sự không bị bắt hay bị tạm giam chờ xét xử, trừ trường hợp phạm tội nghiêm trọng và theo quyết định của cơ quan tư pháp có thẩm quyền.
2. Ngoài trường hợp nêu ở khoản 1 Điều này, viên chức lãnh sự không bị bỏ tù hay hạn chế tự do cá nhân dưới bất cứ hình thức nào, trừ phi phải thi hành một quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan tư pháp.
3. Nếu một quá trình tố tụng hình sự được tiến hành đối với một viên chức lãnh sự thì người đó phải ra trước nhà chức trách có thẩm quyền. Tuy nhiên, vì cương vị chính thức của viên chức lãnh sự, quá trình tố tụng đối với người này phải được tiến hành với sự tôn trọng thích đáng và phải tiến hành sao cho càng ít gây trở ngại đến việc thực hiện chức năng lãnh sự càng tốt, trừ trường hợp nêu ở khoản 1 của Điều này. Khi cần phải tạm giam một viên chức lãnh sự trong hoàn cảnh nêu ở khoản 1 Điều này, việc tiến hành tố tụng đối với người đó phải tiến hành trong thời gian sớm nhất.
Theo đó, khi cần phải tạm giam một viên chức lãnh sự theo quyết định của cơ quan tư pháp có thẩm quyền thì việc tiến hành tố tụng đối với người đó phải tiến hành trong thời gian sớm nhất.
Quan hệ lãnh sự (Hình từ Internet)
Viên chức lãnh sự bị bắt tạm giam thì Nước tiếp nhận thực hiện thông báo như thế nào?
Căn cứ theo Điều 42 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Thông báo về việc bắt, tạm giam hoặc truy tố
Trong trường hợp bắt hoặc tạm giam chờ xét xử hoặc truy tố về hình sự một cán bộ nhân viên biên chế cơ quan lãnh sự, Nước tiếp nhận phải nhanh chóng thông báo cho người đứng đầu cơ quan lãnh sự. Nếu chính bản thân người đó là đối tượng của một biện pháp như vậy, thì Nước tiếp nhận phải thông báo cho Nước cử qua đường ngoại giao.
Như vậy, trong trường hợp viên chức lãnh sự bị bắt tạm giam thì Nước tiếp nhận phải nhanh chóng thông báo cho người đứng đầu cơ quan lãnh sự.
Nếu viên chức lãnh sự bị bắt là người đứng đầu cơ quan lãnh sự, thì Nước tiếp nhận phải thông báo cho Nước cử qua đường ngoại giao.
Trong quan hệ lãnh sự thì quyền miễn trừ xét xử đối với viên chức lãnh sự được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 43 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Quyền miễn trừ xét xử
1. Viên chức lãnh sự và nhân viên lãnh sự không chịu sự xét xử của nhà chức trách tư pháp hoặc hành chính của Nước tiếp nhận về các hành vi thực hiện khi thi hành chức năng lãnh sự.
2. Tuy nhiên, những quy định ở khoản 1 Điều này không áp dụng đối với một vụ kiện dân sự:
a) Xảy ra vì một hợp đồng do một viên chức lãnh sự hoặc một nhân viên lãnh sự ký kết mà không phải là rõ ràng hoặc hàm ý đứng trên danh nghĩa một người được uỷ quyền của Nước cử để ký kết; hoặc
b) Do một bên thứ ba tiến hành về thiệt hại do một tai nạn xe cộ, tàu thuỷ hoặc tàu bay xảy ra tại Nước tiếp nhận.
Theo đó, trong quan hệ lãnh sự thì quyền miễn trừ xét xử đối với viên chức lãnh sự được quy định như sau:
- Viên chức lãnh sự và nhân viên lãnh sự không chịu sự xét xử của nhà chức trách tư pháp hoặc hành chính của Nước tiếp nhận về các hành vi thực hiện khi thi hành chức năng lãnh sự.
- Tuy nhiên, những quy định ở khoản 1 Điều này không áp dụng đối với một vụ kiện dân sự:
+ Xảy ra vì một hợp đồng do một viên chức lãnh sự hoặc một nhân viên lãnh sự ký kết mà không phải là rõ ràng hoặc hàm ý đứng trên danh nghĩa một người được uỷ quyền của Nước cử để ký kết; hoặc
+ Do một bên thứ ba tiến hành về thiệt hại do một tai nạn xe cộ, tàu thuỷ hoặc tàu bay xảy ra tại Nước tiếp nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?