Khi cá thể mắc bệnh đóng dấu lợn thì sẽ có những dấu hiệu bệnh tích như thế nào? Kiểm tra đặc tính sinh hóa H2S để chẩn đoán bệnh đóng dấu lợn như thế nào?

Cho tôi hỏi cá thể mắc bệnh đóng dấu lợn sẽ có những dấu hiệu bệnh tích như thế nào? Việc xác định vi khuẩn gây nên bệnh đóng dấu lợn bằng cách kiểm tra đặc tính sinh hóa H2S được thực hiện ra sao? Câu hỏi của anh Nguyên từ An Giang.

Khi cá thể mắc bệnh đóng dấu lợn thì sẽ có những dấu hiệu bệnh tích như thế nào?

Khi cá thể mắc bệnh đóng dấu lợn thì sẽ có những dấu hiệu bệnh tích như thế nào?

Khi cá thể mắc bệnh đóng dấu lợn thì sẽ có những dấu hiệu bệnh tích như thế nào? (Hình từ Internet)

Theo tiết 5.1.3 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-20:2014 quy định về dấu hiệu bệnh tích của bệnh đóng dấu lợn như sau:

Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
...
5.1.3. Bệnh tích đại thể
5.1.3.1. Thể cấp tính
- Trên da xuất hiện đám xuất huyết hình thoi hay hình vuông. Mô liên kết dưới da tụ máu, thấm nước nhớt màu đỏ. Niêm mạc tụ máu, xuất huyết.
- Lách sưng to và tụ huyết, bề mặt sần sùi, nổi phồng từng chỗ. Lách mềm, cắt ra có màu nâu.
- Thận sưng to, tụ huyết, vỏ thận có chấm xuất huyết do viêm tiểu cầu thận.
- Tim, gan, phổi tụ huyết. Ngoại tâm mạc có tích dịch vàng. Màng bao tim có lấm chấm xuất huyết.
- Hạch lympho sưng, phù nề, có xuất huyết lấm chấm.
- Viêm cata xuất huyết ở dạ dày, ruột (nhất là đoạn tá tràng, không tràng, hồi tràng).
5.1.3.2. Thể mãn tính
- Hoại tử trên da.
- Viêm khớp.
- Viêm van tim, đặc biệt là van 2 lá (van tim trái) viêm ở thể loét sủi như hoa súp lơ.

Theo đó, dấu hiệu bệnh tích của bệnh đóng dấu lợn được chia làm hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính.

Ở giai đoạn cấp tính, cá thể mắc bệnh đóng dấu lợn sẽ có dấu hiệu bệnh tích như sau:

- Trên da xuất hiện đám xuất huyết hình thoi hay hình vuông. Mô liên kết dưới da tụ máu, thấm nước nhớt màu đỏ. Niêm mạc tụ máu, xuất huyết.

- Lách sưng to và tụ huyết, bề mặt sần sùi, nổi phồng từng chỗ. Lách mềm, cắt ra có màu nâu.

- Thận sưng to, tụ huyết, vỏ thận có chấm xuất huyết do viêm tiểu cầu thận.

- Tim, gan, phổi tụ huyết. Ngoại tâm mạc có tích dịch vàng. Màng bao tim có lấm chấm xuất huyết.

- Hạch lympho sưng, phù nề, có xuất huyết lấm chấm.

- Viêm cata xuất huyết ở dạ dày, ruột (nhất là đoạn tá tràng, không tràng, hồi tràng).

Ở giai đoạn mãn tính, cá thể mắc bệnh đóng dấu lợn sẽ có dấu hiệu bệnh tích như sau:

- Hoại tử trên da.

- Viêm khớp.

- Viêm van tim, đặc biệt là van 2 lá (van tim trái) viêm ở thể loét sủi như hoa súp lơ.

Có thể chẩn đoán bệnh đóng dấu lợn thông qua việc dùng động vật để thi nghiệm hay không?

Theo tiết 5.2.3 và tiết 5.2.4 tiểu mục 5 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-20:2014 quy định về việc tiêm truyền động vật thí nghiệm và phân lập vi khuẩn như sau:

Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
5.2.3. Tiêm truyền động vật thí nghiệm
Tiêm động vật thí nghiệm (xem 3.4): Máu, phủ tạng (gan, lách) nghiền nát, hòa với nước muối sinh lý 0,9 % theo tỷ lệ 1/10. Tiêm cho chuột bạch (từ 0,1 ml đến 0,2 ml/con), chim bồ câu (từ 0,1 ml đến 0,4 ml/con) vào dưới da, xoang phúc mạc hoặc tĩnh mạch.
Vi khuẩn E. rhusiopathiae làm chết động vật thí nghiệm sau 72 h đến 96 h tiêm bệnh phẩm. Máu và gan của động vật thí nghiệm được lấy để phết phiến kính (xem 4.4) làm tiêu bản kiểm tra trực tiếp dưới kính hiển vi quang học (xem 4.2) và tiến hành phân lập, giám định vi khuẩn.
5.2.4. Phân lập vi khuẩn
Bệnh phẩm được nuôi cấy vào môi trường nước thịt (xem 3.1), môi trường thạch máu (xem 3.2), nuôi ở tủ ấm (xem 4.1) từ 24 h đến 48 h. Vi khuẩn mọc tốt hơn khi môi trường có bổ sung huyết thanh ngựa (xem 3.3).
Môi trường nước thịt (xem 3.1): sau 24 h nuôi cấy, phía trên môi trường trong, phía dưới đáy ống nghiệm có cặn nhày, màu tro, khi lắc lên có vẩn đục như “mây bay”, sau đó môi trường lại trong.
Môi trường thạch máu (xem 3.2): sau 24 h đến 48 h nuôi cấy thấy trên bề mặt thạch xuất hiện khuẩn lạc nhỏ (nhỏ hơn 1 mm), trong suốt, không dung huyết (dung huyết alpha), trông giống như “hạt sương". Có hai loại khuẩn lạc: dạng S (Smooth) - khuẩn lạc nhẵn, láng bóng bề mặt, rìa nhẵn và dạng R (Rough) - khuẩn lạc xù xì, bề mặt không nhẵn bóng, rìa nhăn.
Dùng que cấy (xem 4.5) lấy khuẩn lạc nghi ngờ cấy vào môi trường thạch máu (xem 3.2) và môi trường nước thịt (xem 3.1) có bổ sung huyết thanh ngựa (xem 3.3), nuôi ở tủ ấm (xem 4.1) từ 24 đến 48 h để kiểm tra đặc tính sinh hóa.
...

Dùng mẫu bệnh phẩm thu được (gan, lách) nghiền nát, hòa với nước muối sinh lý 0,9 % theo tỷ lệ 1/10. Tiêm cho chuột bạch (từ 0,1 ml đến 0,2 ml/con), chim bồ câu (từ 0,1 ml đến 0,4 ml/con) vào dưới da, xoang phúc mạc hoặc tĩnh mạch.

Vi khuẩn E. rhusiopathiae làm chết động vật thí nghiệm sau 72 h đến 96 h tiêm bệnh phẩm. Máu và gan của động vật thí nghiệm được lấy để phết phiến kính làm tiêu bản kiểm tra trực tiếp dưới kính hiển vi quang học và tiến hành phân lập, giám định vi khuẩn.

Bệnh phẩm được nuôi cấy vào môi trường nước thịt, môi trường thạch máu (xem 3.2), nuôi ở tủ ấm từ 24 h đến 48 h. Vi khuẩn mọc tốt hơn khi môi trường có bổ sung huyết thanh ngựa.

Môi trường nước thịt : sau 24 h nuôi cấy, phía trên môi trường trong, phía dưới đáy ống nghiệm có cặn nhày, màu tro, khi lắc lên có vẩn đục như “mây bay”, sau đó môi trường lại trong.

Môi trường thạch máu: sau 24 h đến 48 h nuôi cấy thấy trên bề mặt thạch xuất hiện khuẩn lạc nhỏ (nhỏ hơn 1 mm), trong suốt, không dung huyết (dung huyết alpha), trông giống như “hạt sương". Có hai loại khuẩn lạc: dạng S (Smooth) - khuẩn lạc nhẵn, láng bóng bề mặt, rìa nhẵn và dạng R (Rough) - khuẩn lạc xù xì, bề mặt không nhẵn bóng, rìa nhăn.

Dùng que cấy lấy khuẩn lạc nghi ngờ cấy vào môi trường thạch máu và môi trường nước thịt có bổ sung huyết thanh ngựa, nuôi ở tủ ấm từ 24 đến 48 h để kiểm tra đặc tính sinh hóa.

Kiểm tra đặc tính sinh hóa H2S để chẩn đoán bệnh đóng dấu lợn như thế nào?

Theo điểm C.1 Phụ lục C Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-20:2014 quy định về cách thực hiện kiểm tra đặc tính hành đặc tính sinh H2S như sau:

PHỤ LỤC C
(Quy định)
Phương pháp kiểm tra các đặc tính sinh hóa
C.1. Kiểm tra đặc tính sinh H2S
C.1.1. Môi trường
Chuẩn bị môi trường TSI hay Kligler(theo hướng dẫn của nhà sản xuất)
Thạch nghiêng chế từ Kligler hoặc TSI. Thạch màu đỏ và có 2 phần: phần thạch đứng bên dưới để kiểm tra khả năng lên men đường glucoza, sinh hơi, sinh H2S, phần thạch nghiêng để kiểm tra khả năng lên men đường lactoza.
C.1.2. Cách tiến hành
Dùng que cấy chích sâu (4.7) lấy khuẩn lạc nghi ngờ cấy thẳng (chính giữa phần thạch đúng) xuống đáy ống nghiệm chứa môi trường TSI hay Kligler (xem C.1.1), rút dần que cấy lên và tiếp tục cấy trên bề mặt nghiêng, nuôi cấy trong điều kiện hiếu khí ở tủ ấm (xem 4.1), kiểm tra sau 24 h đến 48 h.
C.1.3. Đọc kết quả
- Dương tính: đáy ống nghiệm có màu đen;
- Âm tính: đáy ống nghiệm không có màu đen.
...

Như vậy, việc kiểm tra đặc tính sinh hóa H2S để xác định vi khuẩn gây nên bệnh đóng dấu lợn được thực hiện theo tiêu chuẩn nêu trên. Nếu dương tính với bệnh đáy ống nghiệm sẽ có màu đen và sẽ âm tính nếu đáy ống nghiệm không có màu đen.

Bệnh đóng dấu lợn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi cá thể mắc bệnh đóng dấu lợn thì sẽ có những dấu hiệu bệnh tích như thế nào? Kiểm tra đặc tính sinh hóa H2S để chẩn đoán bệnh đóng dấu lợn như thế nào?
Pháp luật
Phương pháp PCR để chẩn đoán bệnh đóng dấu lợn được tiến hành như thế nào? Cặp mồi sử dụng trong phương pháp PCR là cặp mồi nào?
Pháp luật
Khi lợn mắc bệnh đóng dấu lợn ở thể cấp tính thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào? Bệnh đóng dấu lợn do tác nhân nào gây nên?
Pháp luật
Bệnh đóng dấu lợn có thể lây nhiễm sang cho người không? Mẫu bệnh phẩm dùng để chẩn đoán bệnh đóng dấu lợn cần được lấy như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh đóng dấu lợn
789 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh đóng dấu lợn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào