Khi bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động thì văn phòng luật sư phải nộp đủ số thuế còn nợ trong thời hạn nào?
Văn phòng luật sư bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 123/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 137/2018/NĐ-CP thì văn phòng luật sư bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động trong những trường hợp sau:
- Chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật Luật sư 2006.
- Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
- Không hoạt động liên tục tại trụ sở đã đăng ký trong thời hạn 06 tháng, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Không hoạt động trở lại hoặc không có báo cáo về việc tiếp tục tạm ngừng hoạt động quá 06 tháng, kể từ ngày hết thời hạn tạm ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật.
Văn phòng luật sư (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có quyền thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư?
Quyền ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư thuộc về cơ quan quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 123/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 137/2018/NĐ-CP như sau:
Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân
...
4. Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động; theo dõi, giám sát tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư trong việc thực hiện các thủ tục quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 47 của Luật luật sư. Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư, cơ quan thuế nơi đăng ký hoạt động, cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh, cấp huyện và công bố trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp; đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi con dấu của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư.
Trong trường hợp tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động do bị xử phạt vi phạm hành chính thì Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động cho cơ quan ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.
Sở Tư pháp có trách nhiệm thu hồi Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân khi luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi quyết định thu hồi Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân cho Đoàn luật sư nơi luật sư đó là thành viên, cơ quan, tổ chức nơi luật sư ký hợp đồng lao động và công bố trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp.
Theo đó, cơ quan có quyền ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư là Sở Tư pháp.
Khi bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động thì văn phòng luật sư phải nộp đủ số thuế còn nợ trong thời hạn nào?
Thời hạn văn phòng luật sư phải nộp đủ số thuế còn nợ khi bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động được quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật Luật sư 2006 như sau:
Chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
1. Tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Tự chấm dứt hoạt động;
b) Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động;
c) Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc tất cả các thành viên của công ty luật hợp danh, thành viên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư;
d) Công ty luật bị hợp nhất, bị sáp nhập;
đ) Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chết.
...
3. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Chứng chỉ hành nghề luật sư, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Đoàn luật sư, cơ quan thuế ở địa phương nơi đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Chứng chỉ hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phải nộp đủ số thuế còn nợ; thanh toán xong các khoản nợ khác; làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của tổ chức hành nghề luật sư; đối với hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng nhưng chưa thực hiện xong thì phải thoả thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó.
...
Như vậy, văn phòng luật sư phải nộp đủ số thuế còn nợ trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?