Khi bị phạt nguội, cảnh sát giao thông có gọi điện thông báo không?

Vừa qua, tôi có vi phạm an toàn giao thông trên tuyến đường có gắn camera. Chiều hôm qua, tôi có nhận được một cuộc gọi đến từ một số máy lạ. Đầu giây bên kia tự xưng họ là cảnh sát giao thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Và họ thông báo rằng tôi đã bị phạt nguội với lỗi chạy quá tốc độ trên Quốc lộ 51, yêu cầu tôi nộp phạt nguội. Nhưng theo thông tin tôi được biết và nghe loáng thoáng rằng cảnh sát giao thông sẽ gửi biên bản xử lý vi phạm bằng giấy chứ không gọi điện thoại. Vậy nên tôi mong được giải đáp thắc mắc là cảnh sát giao thông có gọi điện thông báo khi bị phạt nguội không? Cảm ơn đã giúp tôi giải đáp thắc mắc.

Phạt nguội là gì?

Hiện nay, chưa có một văn bản luật nào quy định cụ thể, rõ ràng về khái niệm hay định nghĩa về phạt nguội. Khi được hỏi về phạt nguội, người ta vẫn thường hay dựa vào những trải nghiệm mà mình đã gặp phải, từ đó đưa ra cách hiểu về khái niệm phạt nguội, Theo như cách hiểu phổ biến hiện nay, phạt nguội là hình thức xử phạt vi phạm giao thông. Lỗi vi phạm giao thông của hình thức phạt nguội được phát hiện qua camera đường phố hoặc các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ khác. HÌnh thức này sẽ không yêu cầu đóng phạt liền tại chỗ. Có thể một vài tháng sau chúng ta mới nhận được thông báo phạt nguội do tới khi ấy, cơ quan có thẩm quyền mới phát hiện hành vi vi phạm.

Quy trình Cảnh sát giao thông xử phạt nguội

Bước 1: Phát hiện vi phạm giao thông

Căn cứ vào Điều 14 Nghị định 135/2021/NĐ-CP quy định về sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cụ thể như sau:

“Điều 14. Sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
1. Việc sử dụng, bảo quản kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ tuân thủ theo quy định tại Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định sau đây:
a) Cơ quan, đơn vị sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bố trí kho lưu trữ, thiết bị, phương tiện cần thiết và thực hiện các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và pháp luật có liên quan;
b) Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được lưu vào hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính.
2. Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản, gồm các thông tin cơ bản sau:
a) Tên cơ quan, đơn vị và chữ ký, họ tên của người sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm (trường hợp xác minh được);
c) Bản ảnh, hình ảnh (đối với thiết bị ghi hình, phương tiện đo tốc độ phương tiện giao thông có ghi hình ảnh); âm thanh (đối với thiết bị ghi âm);
d) Chỉ số đo, phân tích (đối với phương tiện, thiết bị có chức năng đo lường, phân tích, kiểm định);
đ) Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm;
e) Hành vi vi phạm hoặc kết luận về kết quả đo lường, phân tích, kiểm định;
g) Các thông tin khác liên quan đến hành vi vi phạm (nếu có).
3. Thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để xác định tổ chức, cá nhân vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ ghi nhận được kết quả cho đến hết ngày cuối cùng của thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Quá thời hạn nói trên mà người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm không ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền thì kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ không còn giá trị sử dụng”

Cảnh sát giao thông ghi hình các xe vi phạm trên đường. Bên cạnh đó, Cảnh sát giao thông cũng sẽ phát hiện các xe vi phạm qua hệ thống giám sát tự động (camera và máy đo tốc độ).

Bước 2: Hình ảnh vi phạm được chuyển cho bộ phận trích xuất

Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 06/2017/TT-BGTVT quy định trình tự sử dụng kết quả thu được từ thiết bị ghi hình cụ thể như sau:

“Điều 14. Trình tự sử dụng kết quả thu được từ thiết bị ghi hình
1. Các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông và bảo vệ công trình giao thông được ghi hình ảnh từ thiết bị ghi hình của tổ chức quản lý, sử dụng thiết bị ghi hình sẽ được chuyển cho lực lượng chức năng có thẩm quyền để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng thiết bị ghi hình có trách nhiệm trích in hình ảnh vi phạm kèm theo phiếu xác nhận kết quả vi phạm, chuyển cho lực lượng chức năng để làm căn cứ xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
3. Trình tự giao, nhận hình ảnh vi phạm kèm phiếu xác nhận kết quả
a) Trường hợp có lực lượng chức năng tại hiện trường vi phạm, hình ảnh vi phạm kèm phiếu xác nhận kết quả được chuyển ngay cho lực lượng chức năng để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định;
b) Trường hợp không có lực lượng chức năng tại hiện trường vi phạm mà tổ chức, cá nhân vi phạm còn ở hiện trường, người sử dụng thiết bị ghi hình thông báo ngay cho lực lượng chức năng cử người có thẩm quyền kịp thời đến tiếp nhận hình ảnh vi phạm kèm phiếu xác nhận kết quả để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định;
c) Trường hợp không có lực lượng chức năng tại hiện trường vi phạm và tổ chức, cá nhân vi phạm không còn ở hiện trường, trong thời gian 03 ngày kể từ ngày phát hiện, ghi nhận được hình ảnh vi phạm, người sử dụng thiết bị ghi hình thực hiện chuyển hình ảnh vi phạm kèm phiếu xác nhận kết quả cho lực lượng chức năng. Sau khi nhận được hình ảnh vi phạm và phiếu xác nhận kết quả, lực lượng chức năng thông báo cho tổ chức, cá nhân vi phạm về hành vi vi phạm, yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định;
d) Việc giao, nhận hình ảnh vi phạm kèm phiếu xác nhận kết quả phải được ghi chép vào sổ theo dõi và ký nhận.
4. Người tiếp nhận phiếu xác nhận kết quả thiết bị ghi hình là người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
5. Đối với những hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của lực lượng thanh tra ngành Giao thông vận tải thì lực lượng thanh tra ngành Giao thông vận tải có trách nhiệm tiếp nhận và chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm cho lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt theo quy định pháp luật.”

Trung tâm xử lý sẽ tiến hành lưu lại các thông tin về phương tiện vi phạm như biển số xe, thời gian vi phạm, tuyến đường vi phạm, lỗi vi phạm,… Cảnh sát giao thông sẽ căn cứ vào hình ảnh vi phạm được in kèm theo phiếu xác nhận kết quả vi phạm để xác định vi phạm và đưa ra mức xử phạt. Tất cả quá trình trên thì đều được ghi chép vào sổ theo dõi và theo dõi thường xuyên, ký nhận và lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Bước 3: Cảnh sát giao thông thông báo hành vi vi phạm

Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 14 Thông tư 06/2017/TT-BGTVT quy định trình tự sử dụng kết quả thu được từ thiết bị ghi hình cụ thể như sau::

“Điều 14. Trình tự sử dụng kết quả thu được từ thiết bị ghi hình
3. Trình tự giao, nhận hình ảnh vi phạm kèm phiếu xác nhận kết quả
c) Trường hợp không có lực lượng chức năng tại hiện trường vi phạm và tổ chức, cá nhân vi phạm không còn ở hiện trường, trong thời gian 03 ngày kể từ ngày phát hiện, ghi nhận được hình ảnh vi phạm, người sử dụng thiết bị ghi hình thực hiện chuyển hình ảnh vi phạm kèm phiếu xác nhận kết quả cho lực lượng chức năng. Sau khi nhận được hình ảnh vi phạm và phiếu xác nhận kết quả, lực lượng chức năng thông báo cho tổ chức, cá nhân vi phạm về hành vi vi phạm, yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định”

Sau khi nhận được hình ảnh vi phạm và phiếu xác nhận kết quả, lực lượng chức năng thông báo cho tổ chức, cá nhân vi phạm về hành vi vi phạm, yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định

Bước 4: Lập biên bản vi phạm hành chính

Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định giải quyết, xử lý vi phạm hành chính cụ thể như sau:

Việc xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các quy định sau đây:

1. Xử lý vi phạm trong khi tuần tra, kiểm soát

- Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản: Thực hiện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ theo quy định. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm chưa thực hiện ngay quyết định xử phạt thì tạm giữ giấy tờ có liên quan theo quy định để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

- Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản: Thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định. Khi lập xong biên bản vi phạm hành chính thì hướng dẫn và đề nghị người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm (sau đây gọi chung là người vi phạm) cung cấp số điện thoại liên hệ để nhận thông tin, xử phạt thông qua Cổng dịch vụ Công quốc gia, ký vào biên bản và giao cho họ 01 bản; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp người vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông mời đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc 02 người chứng kiến ký vào biên bản;

Trường hợp người vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì cán bộ Cảnh sát giao thông phải ghi rõ lý do vào biên bản và phải báo cáo thủ trưởng đơn vị bằng văn bản để làm cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định xử phạt.

2. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính

- Trường hợp cần ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hoặc để bảo đảm việc thi hành quyết định xử phạt, thì Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông phải quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật;

- Khi phát hiện hành vi vi phạm thuộc trường hợp phải tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì thông báo cho người vi phạm và những người có mặt tại đó biết, tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính; ra quyết định tạm giữ hoặc báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện theo quy định của pháp luật; lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện. Trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì tiến hành niêm phong theo quy định của pháp luật;

+ Trường hợp có căn cứ để cho rằng, nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ;

+ Trường hợp, khi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người điều khiển phương tiện giao thông không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, gây cản trở, không chấp hành thì lập biên bản tạm giữ, có chữ ký xác nhận của 02 người làm chứng, ra quyết định tạm giữ theo quy định; sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (máy ảnh, camera) ghi lại hình ảnh tang vật, phương tiện; sử dụng các biện pháp (trực tiếp điều khiển, cẩu, kéo) hoặc thuê tổ chức, cá nhân điều khiển, cẩu, kéo đưa tang vật, phương tiện về nơi tạm giữ; xác minh và gửi thông báo đến chủ phương tiện, yêu cầu người vi phạm đến giải quyết (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này); người vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc thuê đưa tang vật, phương tiện đó về nơi tạm giữ theo quy định của pháp luật;

+ Trường hợp giao phương tiện giao thông bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm quản lý, bảo quản thì thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính;

- Tạm giữ giấy tờ có liên quan đến người, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: Trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền thì tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự (trừ khi các giấy tờ đó có dấu hiệu nghi giả, cần xác minh để làm rõ hành vi vi phạm thì được giữ thêm giấy tờ khác có liên quan): Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (đối với loại xe có quy định phải kiểm định); các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt. Khi tạm giữ giấy tờ phải lập biên bản theo quy định.

3. Giải quyết, xử lý vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị

- Tổ chức công tác xử lý vi phạm:

+ Công an các đơn vị, địa phương có thẩm quyền xử lý vi phạm bố trí cán bộ Cảnh sát giao thông và địa điểm giải quyết, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an;

+ Địa điểm giải quyết vụ việc vi phạm bố trí ở vị trí thuận lợi, có diện tích phù hợp, trang nghiêm, có chỗ ngồi cho người đến liên hệ giải quyết; niêm yết sơ đồ chỉ dẫn nơi làm việc, lịch tiếp dân; biển chức danh của cán bộ làm nhiệm vụ; số điện thoại; nội quy tiếp dân; hòm thư góp ý và nội dung một số văn bản có liên quan đến công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về giao thông đường bộ;

- Khi người vi phạm đến giải quyết vi phạm, thực hiện như sau:

+ Tiếp nhận biên bản vi phạm hành chính từ người vi phạm và đối chiếu với hồ sơ vi phạm (trường hợp làm mất biên bản vi phạm hành chính, phải đối chiếu kỹ thông tin về nhân thân của người vi phạm với hồ sơ vi phạm); không giải quyết vụ việc đối với người trung gian (trừ trường hợp được ủy quyền theo quy định của pháp luật) hoặc ngoài vị trí quy định giải quyết vi phạm hành chính của đơn vị;

Thông báo hình thức, mức xử phạt, biện pháp ngăn chặn, biện pháp khác, kết quả ghi thu được hành vi vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định;

+ Giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho người bị xử phạt hoặc người đại diện hợp pháp, người được ủy quyền;

+ Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu biên lai thu tiền phạt (hoặc chứng từ thu, nộp tiền phạt khác theo quy định của pháp luật) với hồ sơ vi phạm hành chính và lưu hồ sơ.

+ Trả lại tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ theo thủ tục hành chính (trừ trường hợp bị tước quyền sử dụng hoặc bị tịch thu) cho người vi phạm hoặc chủ sở hữu có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Nếu cá nhân, tổ chức nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy tờ thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định và lập biên bản theo quy định; trường hợp trả lại giấy tờ bị tạm giữ phải lập biên bản theo quy định;

+ Trường hợp giải quyết vụ việc theo thông báo vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Kiểm tra, đối chiếu các thông tin trên giấy thông báo, giấy tờ tùy thân; cho người vi phạm xem kết quả ghi thu được hành vi vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; lập biên bản vi phạm hành chính và thực hiện xử lý vi phạm theo quy định;

+ Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện xử phạt vi phạm hành chính qua tài khoản, dịch vụ bưu chính công ích, Cổng dịch vụ Công quốc gia thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và của Bộ Công an.

Nếu xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm, lực lượng Cảnh sát giao thông phải tiến hành ngay việc lập biên bản vi phạm hành chính và kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được lưu theo biên bản vi phạm hành chính.

Khi phạt nguội cảnh sát giao thông có gọi điện thông báo không?

Khi phạt nguội cảnh sát giao thông có gọi điện thông báo không?

Cảnh sát giao thông có gọi thông báo khi phạt nguội không?

Căn cứ vào tất cả những quy định nêu trên, nếu có trường hợp vi phạm giao thông mà bị phát hiện thông qua hệ thống giám sát hoặc các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đều sẽ được Cảnh sát giao thông gửi thông báo bằng văn bản tới chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện vi phạm, đề nghị tới đơn vị phát hiện vi phạm để xử lý.

Nếu biên bản không thể tới được chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện vi phạm, chủ xe sẽ được công an xã, phường, thị trấn mời tới trụ sở để tiếp nhận thông báo của Cảnh sát giao thông, hoặc khi đi đăng kiểm phương tiện sẽ được cơ quan đăng kiểm thông tin về trường hợp vi phạm và đề nghị tới đơn vị Cảnh sát giao thông phát hiện vi phạm để xử lý.

Như vậy, mọi trường hợp nếu vi phạm giao thông mà bị phát hiện thông qua hệ thống giám sát hoặc các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đều sẽ được Cảnh sát giao thông gửi thông báo bằng văn bản tới chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện vi phạm. Cảnh sát giao thông không gọi điện để thông báo phạt nguội.

Phạt nguội TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN PHẠT NGUỘI
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cho mượn xe máy bị phạt nguội thì người chịu phạt là ai?
Pháp luật
Phạt nguội ô tô là gì? Không nộp tiền phạt nguội ô tô đúng hạn thì bị xử lý như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt nguội thi có tin nhắn hay hình thức thông báo gì cho chủ phương tiện biết không?
Pháp luật
csgt.vn tra cứu phạt nguội xe máy như thế nào? Cần đến cơ quan Công an nào để giải quyết vấn đề phạt nguội?
Pháp luật
Danh sách ô tô bị phạt nguội tháng 8 2024 do Công an TP Hà Nội công bố chi tiết như thế nào?
Pháp luật
Các bước kiểm tra thông tin phạt nguội đối với xe mô tô, xe đạp điện thông qua hình ảnh mới nhất?
Pháp luật
Cách tra phạt nguội xe ô tô mới nhất hiện nay? Lái xe ô tô bị phạt nguội thì nộp tiền đóng phạt tại đâu?
Pháp luật
Có phải tất cả các phương tiện khi tham gia giao thông mà vi phạm an toàn giao thông thì đều sẽ bị phạt nguội hay không?
Pháp luật
Khi vi phạm giao thông trên tuyến đường có camera thì làm cách nào để biết mình có bị phạt nguội hay không?
Pháp luật
Khi bị phạt nguội, cảnh sát giao thông có gọi điện thông báo không?
Pháp luật
Không nộp phạt nguội thì có bị xử lý theo quy định của pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phạt nguội
4,599 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phạt nguội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phạt nguội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào