Khi 1 trong các thư ký cuộc họp Đại hội đồng cổ đông từ chối ký biên bản họp thì biên bản có cần phải được tất cả thành viên hội đồng quản trị dự họp ký hay không?
- Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông có được phép cử từ 2 Thư ký cuộc họp trở lên hay không?
- Khi 1 trong các thư ký cuộc họp Đại hội đồng cổ đông từ chối ký biên bản họp thì biên bản có cần phải được tất cả thành viên hội đồng quản trị dự họp ký hay không?
- Đại hội đồng cổ đông thường niên có bắt buộc phải thảo luận và thông qua báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Kiểm soát viên hay không?
Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông có được phép cử từ 2 Thư ký cuộc họp trở lên hay không?
Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông có được phép cử từ 2 Thư ký cuộc họp trở lên hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 146 Luật Doanh nghiệp 2020 về Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông như sau:
Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì thể thức họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành như sau:
1. Trước khi khai mạc cuộc họp, phải tiến hành đăng ký cổ đông dự họp Đại hội đồng cổ đông;
2. Việc bầu chủ tọa, thư ký và ban kiểm phiếu được quy định như sau:
...
c) Chủ tọa cử một hoặc một số người làm thư ký cuộc họp;
Như vậy, từ quy định có thể thấy rằng Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được phép cử từ 2 Thư ký cuộc họp trở lên nếu xét thấy cần thiết.
Khi 1 trong các thư ký cuộc họp Đại hội đồng cổ đông từ chối ký biên bản họp thì biên bản có cần phải được tất cả thành viên hội đồng quản trị dự họp ký hay không?
Căn cứ tại Điều 150 Luật Doanh nghiệp 2020 về biên bản họp Đại hội đồng cổ đông cụ thể như sau:
Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông
1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt, có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài và phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
b) Thời gian và địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông;
c) Chương trình và nội dung cuộc họp;
d) Họ, tên chủ tọa và thư ký;
đ) Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông về từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;
e) Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương ứng;
g) Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ phương thức biểu quyết, tổng số phiếu hợp lệ, không hợp lệ, tán thành, không tán thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp;
h) Các vấn đề đã được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết thông qua tương ứng;
i) Họ, tên, chữ ký của chủ tọa và thư ký.
Trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp thì biên bản này có hiệu lực nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng quản trị tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản này. Biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp.
2. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải làm xong và thông qua trước khi kết thúc cuộc họp.
3. Chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc người khác ký tên trong biên bản họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung biên bản.
4. Biên bản lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có hiệu lực pháp lý như nhau. Trường hợp có sự khác nhau về nội dung giữa biên bản bằng tiếng Việt và bằng tiếng nước ngoài thì nội dung trong biên bản bằng tiếng Việt được áp dụng.
Thêm vào đó, như đã phân tích ở trên thì Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được phép cử từ 2 Thư ký cuộc họp trở lên nếu xét thấy cần thiết.
Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định trường hợp một trong các Thư ký cuộc họp từ chối ký Biên bản họp thì Biên bản họp có cần thiết phải được tất cả thành viên HĐQT dự họp ký thì mới có hiệu lực hay không, hay chỉ cần ít nhất một Thư ký cuộc họp ký là đủ.
Mặc dù vậy, đối chiếu với quy định đã nêu ở trên thì biên bản họp có thể chỉ cần ít nhất một Thư ký cuộc họp cùng với Chủ tọa ký vào Biên bản họp là Biên bản họp này đã đủ hiệu lực.
Bởi, việc ký trên Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thể hiện việc chịu trách nhiệm về tính trung thực của nội dung Biên bản họp.
Đại hội đồng cổ đông thường niên có bắt buộc phải thảo luận và thông qua báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Kiểm soát viên hay không?
Nội dung cuộc họp Đại hội đồng cổ đông quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 139 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
....
3. Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:
....
d) Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
...
Đại hội đồng cổ đông thường niên phải thảo luận và thông qua báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?