Khen thưởng công trạng của Kiểm toán nhà nước là gì? Nội dung tổ chức phong trào thi đua của Kiểm toán nhà nước?
Khen thưởng công trạng của Kiểm toán nhà nước là gì?
Khen thưởng công trạng được quy định tại Điều 19 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1917/QĐ-KTNN năm 2024, cụ thể như sau:
Các loại hình khen thưởng
1. Khen thưởng công trạng là khen thưởng cho cá nhân, tập thể trong thi đua thường xuyên có thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Khen thưởng đột xuất là khen thưởng kịp thời cho cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc đột xuất.
3. Khen thưởng phong trào thi đua là khen thưởng cho cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua do cấp có thẩm quyền phát động, chỉ đạo trong thời gian cụ thể hoặc thi đua theo chuyên đề phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, cơ quan, đơn vị.
4. Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân thuộc KTNN có quá trình tham gia công tác lâu dài trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.
5. Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho cá nhân, tập thể ngoài ngành có thành tích đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển KTNN.
Theo đó, khen thưởng công trạng là khen thưởng cho cá nhân, tập thể trong thi đua thường xuyên có thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khen thưởng công trạng của Kiểm toán nhà nước là gì? Nội dung tổ chức phong trào thi đua của Kiểm toán nhà nước? (Hình từ Internet)
Nội dung tổ chức phong trào thi đua của Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
Nội dung tổ chức phong trào thi đua của Kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1917/QĐ-KTNN năm 2024, cụ thể như sau:
- Xác định mục tiêu, phạm vi, đối tượng, nội dung, tiêu chí, thời gian, kế hoạch, biện pháp tổ chức phong trào thi đua.
Đối tượng thi đua thường xuyên là những cá nhân trong một tập thể; những tập thể trong cùng một cơ quan, đơn vị; những cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, quy mô, tính chất công việc giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Tổ chức phong trào thi đua gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc mục tiêu, định hướng, chiến lược phát triển của cơ quan, đơn vị. Phong trào thi đua phải có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ hiểu, có chỉ tiêu, nội dung, kế hoạch, phương pháp thi đua phải cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng tham gia của cá nhân, tập thể.
- Triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động cá nhân, tập thể tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua. Thường xuyên đôn đốc, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện; phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng nhân tố mới, điển hình tiên tiến để tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng. Tăng cường phổ biến các sáng kiến, kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả để cá nhân, tập thể khác học tập và làm theo.
- Tổng kết, sơ kết phong trào thi đua phải đánh giá đúng kết quả, hiệu quả, tác dụng; hạn chế và nguyên nhân; đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức phong trào thi đua; kịp thời khen thưởng cá nhân, tập thể tiêu biểu xuất sắc, nhất là cá nhân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác.
Bằng khen của Tổng Kiểm toán nhà nước dành tặng cho cá nhân nào?
Bằng khen của Tổng Kiểm toán nhà nước để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 24 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1917/QĐ-KTNN năm 2024, cụ thể như sau:
- Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua;
- Lập thành tích xuất sắc đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong toàn ngành;
- Có 02 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc có liên tục từ 02 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng có hiệu quả trong phạm vi cơ sở hoặc có 02 đề tài/đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cơ sở.
Lưu ý:
Bằng khen của Tổng Kiểm toán nhà nước để tặng cho tập thể khi đạt các tiêu chuẩn sau đây:
- Đoàn kiểm toán được xếp loại xuất sắc (có bao gồm Đoàn kiểm toán thực hiện cuộc kiểm toán đăng ký chất lượng vàng được xếp loại xuất sắc);
- Tổ kiểm toán xuất sắc tiêu biểu thuộc Đoàn kiểm toán đăng ký chất lượng vàng đạt “Chất lượng vàng”.
+ Tổ kiểm toán xuất sắc tiêu biểu được tập thể Đoàn kiểm toán xét chọn bằng hình thức bỏ phiếu trong số các Tổ kiểm toán được xếp loại xuất sắc, được Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở thông qua và trình cấp trên xét khen thưởng.
+ Việc đánh giá, xếp loại Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán thực hiện theo quy định về tiêu chí, thang điểm đánh giá và tiêu chuẩn xếp loại Thành viên đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán và Đoàn kiểm toán nhà nước của KTNN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?