Khâu lỗ thủng dạ dày tá tràng là gì? Khâu lỗ thủng dạ dày tá tràng sẽ chỉ định và chống chỉ định khi nào?
Khâu lỗ thủng dạ dày tá tràng là gì?
Khâu lỗ thủng dạ dày tá tràng là một trong 60 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016.
Căn cứ theo Mục I Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Khâu lỗ thủng dạ dày tá tràng ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
KHÂU LỖ THỦNG DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Khâu lỗ thủng dạ dày tá tràng là một kỹ thuật thường quy trong phẫu thuật tiêu hóa. Hiện nay hầu hết đã được thực hiện qua phẫu thuật nội soi.
...
Theo đó, việc khâu lỗ thủng dạ dày tá tràng là một kỹ thuật thường quy trong phẫu thuật tiêu hóa. Hiện nay hầu hết đã được thực hiện qua phẫu thuật nội soi.
Khâu lỗ thủng dạ dày tá tràng (Hình từ Internet)
Khâu lỗ thủng dạ dày tá tràng sẽ chỉ định và chống chỉ định khi nào?
Căn cứ theo Mục II và Mục III Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Khâu lỗ thủng dạ dày tá tràng ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
KHÂU LỖ THỦNG DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
...
II. CHỈ ĐỊNH
Lỗ thủng lành tính, bờ mềm mại, không gây hẹp. loại trừ được tổn thương do ung thư
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Chống chỉ định chung của phẫu thuật ổ bụng
...
Theo đó, có thể thấy rằng việc khâu lỗ thủng dạ dày sẽ được chỉ định trong trường hợp người bệnh có lỗ thủng lành tính, bờ mềm mại, không gây hẹp. loại trừ được tổn thương do ung thư.
Ngược lại người bệnh có thể sẽ không được thực hiện khâu lỗ thủng dạ dày tá tràng trong trường hợp chống chỉ định chung của phẫu thuật ổ bụng.
Các bước thực hiện khâu lỗ thủng dạ dày tá tràng ra sao?
Căn cứ theo Mục IV và Mục V Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Khâu lỗ thủng dạ dày tá tràng ban hành kèm theo Quyết định 4491/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
KHÂU LỖ THỦNG DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa tiêu hóa hoặc ngoại chung
- 02 phẫu thuật viên phụ
- 01 bác sỹ gây mê
- Kíp dụng cụ viên, chạy ngoài, phụ mê: 03 điều dưỡng
2. Người bệnh:
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,… trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Kháng sinh dự phòng
3. Phương tiện: Bộ dụng cụ đại phẫu, chỉ khâu, máy cắt nối…
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: người bệnh nằm ngửa,
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản. trường hợp chống chỉ định gây mê nội khí quản có thể gây tê ngoài màng cứng.
3. Kỹ thuật:
- Bước 1: mở bụng đường trắng giữa trên dưới rốn hoặc mổ nội soi.
- Bước 2: đánh giá tổn thương
. Đánh giá dịch ổ bụng, tình trạng phúc mạc. cấy dịch ổ bụng.
. Đánh giá cơ quan khác trong ổ bụng.
. Đánh giá tổn thương tại chỗ.
- Bước 3: khâu lỗ thủng chữ X, U. nếu nghi ngờ tổn thương ác tính phải sinh thiết. Với ổ loét xơ chai: khoét bỏ, khâu mũi rời theo chiều ngang, tránh hẹp.
- Bước 4: hút rửa sạch ổ bụng
- Bước 5: đặt dẫn lưu dưới gan.
- Bước 6: đóng bụng theo bình diện giải phẫu.
Theo đó, việc khâu lỗ thủng dạ dày tá tràng thì thực hiện theo 2 bước lớn, cụ thể bước chuẩn bị sẽ như sau:
Bước 1. Chuẩn bị về người thực hiện:
- 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa tiêu hóa hoặc ngoại chung
- 02 phẫu thuật viên phụ
- 01 bác sỹ gây mê
- Kíp dụng cụ viên, chạy ngoài, phụ mê: 03 điều dưỡng
Bước 2. Về người bệnh:
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,… trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Kháng sinh dự phòng
Bước 3. Về phương tiện: Bộ dụng cụ đại phẫu, chỉ khâu, máy cắt nối…
Bước 4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút
Sau khi thực hiện xong bước chuẩn bị thì người thực hiện sẽ tiến hành ác bước kỹ thuật như sau:
Bước 1. Về tư thế: người bệnh nằm ngửa,
Bước 2. Về áp dụng phương pháp vô cảm: gây mê nội khí quản. trường hợp chống chỉ định gây mê nội khí quản có thể gây tê ngoài màng cứng.
Bước 3. Về kỹ thuật:
+ mở bụng đường trắng giữa trên dưới rốn hoặc mổ nội soi.
+ đánh giá tổn thương
. Đánh giá dịch ổ bụng, tình trạng phúc mạc. cấy dịch ổ bụng.
. Đánh giá cơ quan khác trong ổ bụng.
. Đánh giá tổn thương tại chỗ.
+ khâu lỗ thủng chữ X, U. nếu nghi ngờ tổn thương ác tính phải sinh thiết. Với ổ loét xơ chai: khoét bỏ, khâu mũi rời theo chiều ngang, tránh hẹp.
+ hút rửa sạch ổ bụng
+ đặt dẫn lưu dưới gan.
+ đóng bụng theo bình diện giải phẫu.
Như vậy, việc thực hiện khâu lỗ thủng dạ dày tá tràng sẽ được thực hiện theo quy trình trên để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?