Khảo sát địa hình đáy biển của vùng ven bờ dựa trên nguyên tắc cụ thể nào? Định vị công tác khảo sát địa hình đáy biển của vùng ven bờ được thực hiện như thế nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là khảo sát địa hình đáy biển của vùng ven bờ dựa trên nguyên tắc cụ thể nào? Định vị công tác khảo sát địa hình đáy biển của vùng ven bờ được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của anh Quang Nhật đến từ Vũng Tàu

Khảo sát địa hình đáy biển của vùng ven bờ dựa trên nguyên tắc cụ thể nào?

Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục 4 Quy định kỹ thuật điều tra, khảo sát hải văn, hóa học và môi trường vùng ven bờ và hải đảo ban hành kèm theo Thông tư 34/2010/TT-BTNMT, có quy định về nguyên tắc cụ thể như sau:

ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN
...
1. Nguyên tắc cụ thể
a) Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc chung;
b) Mọi hoạt động đo đạc, định vị được thực hiện trên hệ tọa độ VN-2000. Việc chuyển tọa độ WGS-84 thu được từ hệ thống GPS thực hiện bởi các tham số như quy định của pháp luật về sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa Hệ tọa độ quốc tế WGS-84 và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000;
c) Thiết bị đo sâu phải được hiệu chỉnh chính xác theo mớn nước của đầu biến âm, cải chính sai số vạch và tốc độ âm thanh. Phải được cải chính các ảnh hưởng của sóng như dập dềnh, lắc nghiêng ngang, lắc nghiêng dọc;
d) Phần mềm khảo sát địa hình, định vị, dẫn đường phải là các phần mềm hiện đại, có các tính năng thu thập, tích hợp các nguồn dữ liệu từ các thiết bị định vị, đo sâu, đo ảnh hưởng của sóng, dẫn đường, xác định tọa độ các điểm; xuất tín hiệu, dữ liệu tới các thiết bị ngoại vi. Tất cả các dữ liệu từ mọi nguồn phải được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu do phần mềm tạo ra để dùng trong các công việc xử lý sau;
đ) Sản phẩm ngoài việc sử dụng cho việc xử lý số liệu của các nhiệm vụ khảo sát khác nhau trên tàu, lập các báo cáo, còn được sử dụng cho việc thành lập, cập nhật bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:10.000 hoặc 1: 25.000 và cung cấp số liệu gốc cho cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý biển.

Như vậy, theo quy định trên thì khảo sát địa hình đáy biển của vùng ven bờ dựa trên nguyên tắc cụ nào:

- Phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc chung;

- Mọi hoạt động đo đạc, định vị được thực hiện trên hệ tọa độ VN-2000, việc chuyển tọa độ WGS-84 thu được từ hệ thống GPS thực hiện bởi các tham số như quy định của pháp luật về sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa Hệ tọa độ quốc tế WGS-84 và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000;

- Thiết bị đo sâu phải được hiệu chỉnh chính xác theo mớn nước của đầu biến âm, cải chính sai số vạch và tốc độ âm thanh, phải được cải chính các ảnh hưởng của sóng như dập dềnh, lắc nghiêng ngang, lắc nghiêng dọc;

- Phần mềm khảo sát địa hình, định vị, dẫn đường phải là các phần mềm hiện đại, có các tính năng thu thập, tích hợp các nguồn dữ liệu từ các thiết bị định vị, đo sâu, đo ảnh hưởng của sóng, dẫn đường, xác định tọa độ các điểm; xuất tín hiệu, dữ liệu tới các thiết bị ngoại vi, tất cả các dữ liệu từ mọi nguồn phải được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu do phần mềm tạo ra để dùng trong các công việc xử lý sau;

- Sản phẩm ngoài việc sử dụng cho việc xử lý số liệu của các nhiệm vụ khảo sát khác nhau trên tàu, lập các báo cáo, còn được sử dụng cho việc thành lập, cập nhật bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:10.000 hoặc 1: 25.000 và cung cấp số liệu gốc cho cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý biển.

Địa hình đáy biển

Khảo sát địa hình đáy biển của vùng ven bờ dựa trên nguyên tắc cụ thể nào? (Hình từ Internet)

Định vị công tác khảo sát địa hình đáy biển của vùng ven bờ được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục 4 Quy định kỹ thuật điều tra, khảo sát hải văn, hóa học và môi trường vùng ven bờ và hải đảo ban hành kèm theo Thông tư 34/2010/TT-BTNMT, có quy định về công tác điều tra, khảo sát như sau:

ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN
...
3. Công tác điều tra, khảo sát
3.1. Định vị cho các công tác khảo sát
a) Khi dẫn đường đưa tàu tới mục tiêu thả trạm quan trắc hoặc thiết bị lấy mẫu, điểm quan tâm trên tàu đo phải được chọn là điểm thả thiết bị tương ứng. Điểm này phải đúng mục tiêu đã thiết kế;
b) Khi vị trí thả thiết bị đã nằm trong vòng tròn dung sai, tàu phải được giữ ổn định trong vòng tròn để thả thiết bị xuống;
c) Khi thiết bị xuống tới vị trí lấy mẫu, vị trí này được đánh dấu lại. Số liệu ghi ra bao gồm các thông tin: vị trí tọa độ của điểm thả thiết bị, độ sâu khu đo, thời điểm đánh dấu lại. Độ sâu của thiết bị ghi theo thông tin của người thả;
d) Trong suốt hành trình của tàu thực hiện các công tác khảo sát hóa học, môi trường, hải văn, số liệu định vị ghi theo chế độ thời gian (5 giây 1 lần ghi);
đ) Yêu cầu đối với người định vị cho các công tác khảo sát: điều tra viên phải có trình độ là kỹ thuật viên bậc 6 trở lên.

Như vậy, theo quy định trên thì Định vị công tác khảo sát địa hình đáy biển của vùng ven bờ được thực hiện như sau:

- Khi dẫn đường đưa tàu tới mục tiêu thả trạm quan trắc hoặc thiết bị lấy mẫu, điểm quan tâm trên tàu đo phải được chọn là điểm thả thiết bị tương ứng. Điểm này phải đúng mục tiêu đã thiết kế;

- Khi vị trí thả thiết bị đã nằm trong vòng tròn dung sai, tàu phải được giữ ổn định trong vòng tròn để thả thiết bị xuống;

- Khi thiết bị xuống tới vị trí lấy mẫu, vị trí này được đánh dấu lại. Số liệu ghi ra bao gồm các thông tin: vị trí tọa độ của điểm thả thiết bị, độ sâu khu đo, thời điểm đánh dấu lại. Độ sâu của thiết bị ghi theo thông tin của người thả;

- Trong suốt hành trình của tàu thực hiện các công tác khảo sát hóa học, môi trường, hải văn, số liệu định vị ghi theo chế độ thời gian (5 giây 1 lần ghi);

- Yêu cầu đối với người định vị cho các công tác khảo sát: điều tra viên phải có trình độ là kỹ thuật viên bậc 6 trở lên.

Bản đồ báo cáo khảo sát địa hình đáy biển của vùng ven bờ có tỷ lệ là bao nhiêu?

Căn cứ tại tiết a tiểu mục 6 Mục 4 Quy định kỹ thuật điều tra, khảo sát hải văn, hóa học và môi trường vùng ven bờ và hải đảo ban hành kèm theo Thông tư 34/2010/TT-BTNMT, có quy định về sản phẩm giao nộp như sau:

ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH ĐÁY BIỂN
...
6. Sản phẩm giao nộp
a) Các bản vẽ báo cáo khảo sát bao gồm các tuyến, các điểm đo địa hình, các điểm đặt trạm, lấy mẫu khảo sát hải văn, hóa học, môi trường thể hiện trên các mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10000, 1:25000 như đã nêu trong dự án điều tra khảo sát hải văn, hóa học và môi trường vùng ven bờ và hải đảo đã lập;
b) Báo cáo tổng kết, đánh giá và nhận xét sơ bộ các kết quả thu được trong chuyến khảo sát.

Như vậy, theo quy định trên thì bản đồ báo cáo khảo sát địa hình đáy biển của vùng ven bờ có tỷ lệ 1:10000, 1:25000.

Điều tra khảo sát hải văn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Làm nghề khảo sát khí tượng hải văn trên tàu nghiên cứu và khảo sát biển được hưởng phụ cấp ưu đãi bao nhiêu?
Pháp luật
Khảo sát khí tượng biển vùng ven bờ dựa theo nguyên tắc cụ thể nào? Công tác chuẩn bị khảo sát khí tượng biển vùng ven bờ có quy định như thế nào?
Pháp luật
Khảo sát sinh thái biển của vùng ven bờ dựa theo nguyên tắc cụ thể nào? Khảo sát sinh thái biển của vùng ven bờ có công tác chuẩn bị như thế nào?
Pháp luật
Khảo sát địa hình đáy biển của vùng ven bờ dựa trên nguyên tắc cụ thể nào? Định vị công tác khảo sát địa hình đáy biển của vùng ven bờ được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Điều tra hải văn vùng ven bờ dựa theo nguyên tắc cụ thể nào? Điều tra hải văn vùng ven biển có công tác chuẩn bị như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều tra khảo sát hải văn
1,320 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều tra khảo sát hải văn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Điều tra khảo sát hải văn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào