Khám sức khỏe theo Thông tư 32 dành cho những ai? Giấy khám sức khỏe theo Thông tư 32 sẽ có giá trị đến khi nào? Sau khi khám có cần đóng dấu?
Khám sức khỏe theo Thông tư 32 dành cho những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Thông tư 32/2023/TT-BYT như sau:
Đối tượng khám sức khỏe
1. Đối tượng khám sức khỏe:
a) Khám sức khỏe đối với công dân Việt Nam, người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam: khám sức khỏe định kỳ; khám phân loại sức khỏe để đi học, đi làm việc; khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên;
b) Khám sức khỏe theo yêu cầu;
c) Khám sức khỏe đối với người Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Việc khám sức khỏe tại Chương này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Khám bệnh ngoại trú, nội trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Khám giám định y khoa, khám giám định pháp y, khám giám định pháp y tâm thần;
c) Khám để cấp giấy chứng thương;
d) Khám bệnh nghề nghiệp;
đ) Khám sức khỏe đối với đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
e) Khám sức khỏe đối với các ngành, nghề đặc thù.
Theo đó, khám sức khỏe theo Thông tư 32 sẽ áp dụng cho những đối tượng như:
(1) Khám sức khỏe đối với công dân Việt Nam, người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam: khám sức khỏe định kỳ; khám phân loại sức khỏe để đi học, đi làm việc; khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên;
(2) Khám sức khỏe theo yêu cầu;
(3) Khám sức khỏe đối với người Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Khám sức khỏe theo Thông tư 32 dành cho những ai? Giấy khám sức khỏe theo Thông tư 32 sẽ có giá trị đến khi nào? Sau khi khám có cần đóng dấu? (Hình từ Internet)
Giấy khám sức khỏe theo Thông tư 32 sẽ có giá trị đến khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Thông tư 32/2023/TT-BYT như sau:
Cấp và lưu Giấy khám sức khỏe
1. Giấy khám sức khỏe được cấp 01 (một) bản cho người được khám sức khỏe và 01 bản lưu tại cơ sở khám sức khỏe. Thời gian lưu hồ sơ giấy khám sức khỏe thực hiện theo quy định tại mục 20 nhóm 01 Tài liệu về khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ban hành kèm theo Thông tư số 53/2017/TT- BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế. Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ do đơn vị quản lý người được khám sức khỏe bảo quản và lưu trữ.
2. Trường hợp người được khám sức khỏe có yêu cầu cấp nhiều giấy khám sức khỏe, thì cơ sở khám sức khỏe thực hiện nhân bản giấy khám sức khoẻ. Việc nhân bản thực hiện theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư (sau đây gọi tắt là Nghị định số 30/2020/NĐ-CP).
3. Thời hạn trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ:
a) Đối với trường hợp khám sức khỏe đơn lẻ: cơ sở khám sức khỏe trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc khám sức khỏe, trừ trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện khám sức khỏe;
b) Đối với trường hợp khám sức khỏe tập thể theo hợp đồng: cơ sở khám sức khỏe trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.
4. Giá trị sử dụng của giấy khám sức khỏe, kết quả khám sức khỏe định kỳ:
a) Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe;
b) Kết quả khám sức khỏe định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Giấy khám sức khỏe được cấp 01 (một) bản cho người được khám sức khỏe và 01 bản lưu tại cơ sở khám sức khỏe. Đồng thời, Giấy khám sức khỏe theo Thông tư 32 có giá trị trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe.
Giấy khám sức khỏe theo Thông tư 32 sau khi phân loại sức khỏe thì có cần đóng dấu hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Thông tư 32/2023/TT-BYT như sau:
Phân loại sức khỏe
1. Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe của người được khám sức khoẻ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Căn cứ vào kết quả khám chuyên khoa, người thực hiện khám chuyên khoa ghi rõ bệnh, tật thuộc chuyên khoa đã khám và phân loại sức khỏe theo chuyên khoa được phân công khám.
3. Căn cứ vào kết quả khám của từng chuyên khoa, người hành nghề được cơ sở khám sức khỏe phân công thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe và ký giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ (sau đây gọi tắt là người kết luận) thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe như sau:
a) Phân loại sức khỏe cho người được khám sức khỏe thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động;
b) Trường hợp người được khám sức khỏe có bệnh, tật thì người kết luận tư vấn phương án điều trị, phục hồi chức năng hoặc giới thiệu để khám bệnh, chữa bệnh.
4. Sau khi phân loại sức khỏe, người kết luận phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của cơ sở khám sức khỏe vào giấy khám sức khỏe hoặc sổ khám sức khỏe định kỳ. Dấu sử dụng trong giao dịch chính thức của cơ sở khám sức khỏe theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
Theo đó, sau khi phân loại sức khỏe, người kết luận phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của cơ sở khám sức khỏe vào giấy khám sức khỏe hoặc sổ khám sức khỏe định kỳ. Dấu sử dụng trong giao dịch chính thức của cơ sở khám sức khỏe theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì Giấy khám sức khỏe theo Thông tư 32 sau khi phân loại sức khỏe thì sẽ được đóng dấu của cơ sở khám chữa bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Tải mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm?
- Thành viên sáng lập quỹ tín dụng nhân dân là cá nhân phải đáp ứng điều kiện gì? Thành viên sáng lập có nghĩa vụ như thế nào?
- Mẫu biên bản nghiệm thu giàn giáo của công trình xây dựng mới nhất? Giàn giáo phải được thiết kế thế nào?