Khám nghiệm tử thi có cần sự đồng ý của gia đình nạn nhân hay không? Giám định viên pháp y khi khám nghiệm tử thi có phải chụp hình lại không?

Tôi muốn hỏi khám nghiệm tử thi có cần sự đồng ý của gia đình nạn nhân hay không? Bên cạnh đó thì những Giám định viên pháp y khi khám nghiệm tử thi có phải chụp hình lại không? Xin cảm ơn, câu hỏi của M.T (Hà Nội).

Khám nghiệm tử thi có cần sự đồng ý của gia đình nạn nhân hay không?

Theo khoản 4 Điều 33 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể như sau:

Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể
1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
3. Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.
Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của người đó trước khi chết;
b) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết;
c) Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định.

Như vậy, theo quy định về quyền được bảo đảm an toàn về thân thể thì việc khám nghiệm tử thi có cần sự đồng ý của:

(1) Có sự đồng ý của người đó trước khi chết;

(2) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết;

Ngoài ra, việc khám nghiệm tử thi còn được thực hiện theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định.

Khám nghiệm tử thi có cần sự đồng ý của gia đình nạn nhân hay không? Giám định viên pháp y khi khám nghiệm tử thi có phải chụp hình lại không?

Khám nghiệm tử thi có cần sự đồng ý của gia đình nạn nhân hay không? Giám định viên pháp y khi khám nghiệm tử thi có phải chụp hình lại không? (Hình từ Internet)

Giám định viên pháp y khi khám nghiệm tử thi có phải chụp hình lại không?

Theo khoản 3 Điều 202 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về việc khám nghiệm tử thi được thực hiện như sau:

Khám nghiệm tử thi
1. Việc khám nghiệm tử thi do giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến.
Trước khi khám nghiệm tử thi, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm tử thi. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm tử thi.
2. Giám định viên kỹ thuật hình sự có thể được mời tham gia khám nghiệm tử thi để phát hiện, thu thập dấu vết phục vụ việc giám định.
3. Khi khám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi; chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm tử thi được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.
4. Trường hợp cần khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và thông báo cho người thân thích của người chết biết trước khi tiến hành. Trường hợp người chết không có hoặc không xác định được người thân thích của họ thì thông báo cho đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi chôn cất tử thi biết.

Theo đó, khi khám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi; chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm tử thi được lập theo quy định.

Như vậy, Giám định viên pháp y khi khám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi; chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản.

Những ai được phép tham gia khám nghiệm tử thi?

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 49/2017/TT-BCA quy định về thành phần, số người thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi và khai quật tử thi như sau:

Thành phần, số người thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi và khai quật tử thi
1. Phân công không quá 03 cán bộ kỹ thuật hình sự thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi.
2. Điều tra viên:
a) Phân công 01 điều tra viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp huyện.
b) Phần công không quá 02 điều tra viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp tỉnh trở lên.
3. Kiểm sát viên:
a) Phân công 01 kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp huyện.
b) Phân công không quá 02 kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ khi khám nghiệm, mổ và khai quật 01 tử thi đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp tỉnh trở lên.
4. Thẩm phán: 01 người khi cần thiết phải tham gia theo quy định của pháp luật tố tụng.

Như vậy, đối với việc khám nghiệm tử thi thì phải có những người sau:

- Cán bộ kỹ thuật hình sự (không quá 3 người/1 tử thi)

- Điều tra viên (tùy trường hợp nêu trên mà có từ 1-2)

- Kiểm sát viên (tùy trường hợp nêu trên mà có từ 1-2)

Bên cạnh đó, trong trường hợp cần thiết thì còn có thẩm phán sẽ tham gia chung. Hơn nữa nếu theo Điều 202 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì khi khám nghiệm tử thi còn cần phải có người chứng kiến.

Khám nghiệm tử thi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tất cả các vụ án giết người sẽ được khám nghiệm tử thi phải không?
Pháp luật
Có thể khám nghiệm tử thi khi không có sự đồng ý của gia đình người đó trước khi chết hay không?
Pháp luật
Khám nghiệm tử thi có cần sự đồng ý của gia đình nạn nhân hay không? Giám định viên pháp y khi khám nghiệm tử thi có phải chụp hình lại không?
Pháp luật
Địa điểm và trang thiết bị giám định tử thi nghi nhiễm COVID-19 hoặc nhiễm COVID-19 được quy định thế nào?
Pháp luật
Phương pháp giám định tử thi được thực hiện theo quy định nào? Mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tử thi?
Pháp luật
Những người nào phải có mặt khi thực hiện khám nghiệm tử thi? Số lượng người tham gia khám nghiệm tử thi là bao nhiêu?
Pháp luật
Biên bản khám nghiệm tử thi được lập thế nào? Trường hợp cần khai quật tử thi để khám nghiệm thì có cần sự đồng ý của người thân thích không?
Pháp luật
Trách nhiệm của Kiểm sát viên trước khi tiến hành khám nghiệm tử thi được quy định như thế nào? Trong quá trình khám nghiệm tử thi Kiểm sát viên có quyền và nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Việc khám nghiệm tử thi trong vụ án hình sự được quy định như thế nào? Kiểm sát viên có phải có mặt khi khám nghiệm tử thi hay không?
Pháp luật
Khám nghiệm tử thi đã chôn cất thì có cần báo cho người nhà của người chết biết hay không? Kiểm sát viên có quyền giám sát hoạt động khám nghiệm tử thi hay không?
Pháp luật
Quy trình khám nghiệm tử thi nghi nhiễm COVID-19 hoặc nhiễm COVID-19 được thực hiện qua những bước nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám nghiệm tử thi
2,551 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám nghiệm tử thi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khám nghiệm tử thi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào