Khám giám định lại do tái phát trong trường hợp nào? Hồ sơ khám giám định lại do tái phát mới nhất gồm những gì?
Khám giám định lại do tái phát bao gồm những loại nào? Trình tự khám giám định lại do tái phát ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 56/2017/TT-BYT, khám giám định lại do tái phát bao gồm:
- Khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động;
- Khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát.
Theo đó, trình tự thực hiện khám giám định do tái phát được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định 2968/QĐ-BYT năm 2018 với các bước như sau:
- Bước 1: Người người lao động hoặc tổ chức sử dụng lao động gửi 01 bộ hồ sơ xin giám định cho Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh thông qua 02 hình thức:
+ Nộp trực tiếp tại trụ sở của Cơ quan thường trực;
+ Nộp qua đường bưu điện;
- Bước 2: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật
Trường hợp không khám giám định, trong thời gian 10 ngày làm việc, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng
- Bước 3: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi Hội đồng có kết luận, cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định y khoa.
- Kết quả: Biên bản khám giám định hoặc văn bản trả lời nêu rõ lý do trong trường hợp không khám giám định.
Khám giám định lại do tái phát trong trường hợp nào? Hồ sơ khám giám định lại do tái phát mới nhất gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động bao gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 56/2017/TT-BYT, khoản 2 Điều 12 Thông tư 56/2017/TT-BYT và điểm c khoản 1 Điều 47 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, hồ sơ khám giám định đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động bao gồm:
- Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT;
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án: Ghi rõ tổn thương tái phát.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ: Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất kèm theo các Giấy chứng nhận thương tích ghi nhận các tổn thương được giám định trong Biên bản đó.
+ Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng tổn thương do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tiếp tục tiến triển dần đến thay đổi mức độ tổn thương: Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại.
Như vậy, khi thực hiện hồ sơ khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động, người lao động cần chuẩn bị các loại giấy tờ nêu trên.
Bệnh nghề nghiệp tái phát thì thực hiện hồ sơ khám giám định lại ra sao?
Hồ sơ khám giám định lại trong trường hợp bệnh nghề nghiệp tái phát được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT, điểm c khoản 1 Điều 47 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 và điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2012/TT-BYT.
Cụ thể như sau:
- Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT;
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc Hồ sơ bệnh nghề nghiệp có ghi nhận tổn thương bệnh nghề nghiệp ở mức độ nặng hơn.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định;
- Bản chính hoặc Bản sao hợp lệ biên bản giám định y khoa lần gần nhất.
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng tổn thương do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tiếp tục tiến triển dần đến thay đổi mức độ tổn thương: Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại;
- Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây:
+ Chứng minh nhân dân;
+ Căn cước công dân;
+ Hộ chiếu còn hiệu lực;
+ Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Như vậy, hồ sơ khám giám định lại trong trường hợp bệnh nghề nghiệp tái phát được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Thông tư 18/2022/BYT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?