Khám bệnh nghề nghiệp ở đâu để có kết quả chính xác nhất? Hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Khám bệnh nghề nghiệp ở đâu để có kết quả chính xác nhất?
Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 28/2016/TT-BYT, các cơ sở y tế có đủ điều kiện khám bệnh nghề nghiệp được thực hiện việc khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.
Căn cứ Công văn 1794/MT-LĐ năm 2020 của Cục Quản lý môi trường y tế đã công bố danh sách 65 cơ sở y tế được cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp. Đây chính là các cơ sở y tế có thẩm quyền khám phát hiện cũng như điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Chi tiết tên và địa chỉ của từng cơ sở y tế khám bệnh nghề nghiệp như sau:
Xem toàn bộ danh sách cơ sở y tế khám bệnh nghề nghiệp tại đây.
Khám bệnh nghề nghiệp ở đâu để có kết quả chính xác nhất? Hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định như sau:
Hồ sơ khám giám định lần đầu
...
2. Hồ sơ khám giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp:
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người được giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh, bao gồm cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng;
b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;
c) Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp của người lao động có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).
Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định.
d) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, khi khám giám định bệnh nghề nghiệp lần đầu thì người lao động cần chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các thành phần theo quy định như trên.
Thời gian khám bệnh nghề nghiệp được quy định thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định như sau:
Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động.
2. Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động thì thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu.
Tại khoản 1 Điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định như sau:
Đối tượng và thời gian khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động đã được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp.
2. Thời gian khám định kỳ bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo như các quy định trên thì thời giam khám bệnh nghề nghiệp sẽ được thực hiện theo các trường hợp như sau:
- Trường hợp khám phát hiện bệnh nghề nghiệp:
+ Người lao động thông thường: Mỗi năm ít nhất 01 lần
+ Người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người khuyết tật, chưa thành niên, người cao tuổi : Ít nhất 06 tháng/lần.
+ Người nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của doanh nghiệp hoặc người lao động: Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu.
- Trường hợp khám định kỳ bệnh nghề nghiệp:
Thời gian khám định kỳ bệnh nghề nghiệp phụ thuộc vào từng loại bệnh. Ví dụ: Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp và bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp là 12 tháng/lần khám; Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp và bệnh nhiễm độc nicôtin nghề nghiệp là 06 tháng/lần khám;…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?