Khai thác thủy sản có cần phải căn cứ vào lượng thủy sản đang có hay không? Có được khai thác thủy sản với số lượng không giới hạn không?

Cho tôi hỏi: Khai thác thủy sản có cần phải căn cứ vào lượng thủy sản đang có hay không? Người khai thác thủy sản có quyền khai thác thủy sản với số lượng không giới hạn hay không? Câu hỏi của anh G (TP.HCM).

Khai thác thủy sản trong hoạt động thủy sản được hiểu là gì?

Căn cứ khoản 1 và khoản 18 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động thủy sản là hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản.
...
18. Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.

Theo đó, hoạt động thủy sản là hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản.

Như vậy, có thể hiểu khai thác thủy sản trong hoạt động thủy sản là các hoạt động đánh bắt hoặc các hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.

Khai thác thủy sản

Khai thác thủy sản có cần phải căn cứ vào lượng thủy sản đang có hay không? Có được khai thác thủy sản với số lượng không giới hạn không? (Hình từ Internet)

Khai thác thủy sản có cần phải căn cứ vào lượng thủy sản đang có hay không?

Căn cứ Điều 5 Luật Thủy sản 2017 quy định về nguyên tắc hoạt động thủy sản như sau:

Nguyên tắc hoạt động thủy sản
1. Kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Khai thác nguồn lợi thủy sản phải căn cứ vào trữ lượng nguồn lợi thủy sản, gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học; tiếp cận thận trọng, dựa vào hệ sinh thái và các chỉ số khoa học trong quản lý hoạt động thủy sản để bảo đảm phát triển bền vững.
3. Thích ứng với biến đổi khí hậu; chủ động phòng, chống thiên tai; bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động thủy sản; phòng, chống dịch bệnh thủy sản, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
4. Bảo đảm chia sẻ lợi ích, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc hưởng lợi từ khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản hoặc hoạt động trong ngành, nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản.
5. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo đó, việc khai thác nguồn lợi thủy sản phải căn cứ vào trữ lượng nguồn lợi thủy sản, gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học; tiếp cận thận trọng, dựa vào hệ sinh thái và các chỉ số khoa học trong quản lý hoạt động thủy sản để bảo đảm phát triển bền vững.

Như vậy, theo quy định, khai thác nguồn lợi thủy sản phải căn cứ vào trữ lượng nguồn lợi thủy sản.

Người khai thác thủy sản có quyền khai thác thủy sản với số lượng không giới hạn hay không?

Căn cứ Điều 52 Luật Thủy sản 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản như sau:

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có quyền sau đây:
a) Khai thác thủy sản theo đúng nội dung ghi trong giấy phép;
b) Được thông tin về nguồn lợi thủy sản, hoạt động thủy sản, thị trường thủy sản và hướng dẫn về công nghệ, kỹ thuật khai thác thủy sản;
c) Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong khai thác thủy sản.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện các quy định ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản, duy trì điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật này;
b) Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn cho người, tàu cá và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm khai thác; chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai; phải cứu nạn khi gặp người, tàu bị nạn;
c) Phải treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên tàu cá khi hoạt động; đánh dấu tàu cá theo vùng biển, đánh dấu ngư cụ đang sử dụng tại ngư trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Tuân thủ việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
đ) Tham gia cứu hộ, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự trên vùng khai thác; tố giác hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản;
e) Tuân thủ các quy định quản lý vùng, nghề, kích cỡ loài, ngư cụ khai thác thủy sản; chấp hành việc điều chỉnh nội dung ghi trong giấy phép khi có thông báo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về điều chỉnh sản lượng khai thác theo loài;
...

Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 quy định:

Giấy phép khai thác thủy sản
...
3. Nội dung chủ yếu của Giấy phép khai thác thủy sản được quy định như sau:
a) Tên tổ chức, cá nhân được cấp phép;
b) Số đăng ký tàu cá; tên tàu, hô hiệu, mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (nếu có);
c) Nghề, vùng biển hoặc khu vực được phép khai thác;
d) Thời gian hoạt động khai thác của từng nghề;
đ) Sản lượng cho phép khai thác theo loài (nếu có);
e) Cảng cá đăng ký;
g) Thời hạn của giấy phép.
...

Như vậy, theo các quy định trên thì người khai thác thủy sản chỉ được khai thác thủy sản theo đúng nội dung ghi trong giấy phép, không được vượt quá số lượng ghi trong nội dung của giấy phép đánh bắt thủy sản.

Khai thác thủy sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khai thác thủy sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khai thác thủy sản bất hợp pháp là gì? Tàu nước ngoài có được khai thác thủy sản tại vùng biển Việt Nam hay không?
Pháp luật
Khai thác thủy sản có cần phải căn cứ vào lượng thủy sản đang có hay không? Có được khai thác thủy sản với số lượng không giới hạn không?
Pháp luật
Vi phạm chuyển tải thủy sản hoặc hỗ trợ cho tàu cá khai thác bất hợp pháp bị xử phạt hành chính thế nào?
Pháp luật
Ghi không đúng nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản bị phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Khai thác thủy sản quá hạn mức do tổ chức nghề cá khu vực cấp phép trong trường hợp tái phạm bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Sử dụng tàu cá vượt qua vùng được phép khai thác thủy sản trên biển mà không có văn bản chấp thuận bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản bị phạt thế nào theo quy định pháp luật từ ngày 20/5/2024?
Pháp luật
Mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định từ 20/5/2024?
Pháp luật
Sử dụng điện để khai thác thủy sản bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới từ ngày 20/5/2024?
Pháp luật
Vùng khơi là gì? Vùng khơi bao gồm những vùng nào? Quy định chuyển đổi hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai thác thủy sản
91 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khai thác thủy sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào