Khai thác tài nguyên nước dùng cho hoạt động sản xuất thủy điện có phải tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước hay không?
- Khai thác tài nguyên nước dùng cho hoạt động sản xuất thủy điện có phải tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước hay không?
- Công trình chưa đưa vào vận hành thì thời gian tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được tính như thế nào?
- Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho sản xuất thủy điện là bao nhiêu?
Khai thác tài nguyên nước dùng cho hoạt động sản xuất thủy điện có phải tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 82/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 41/2021/NĐ-CP, trường hợp phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được nêu cụ thể như sau:
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất (sau đây gọi chung là chủ giấy phép) thuộc một trong các trường hợp sau đây phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước:
- Đối với khai thác nước mặt:
+ Khai thác nước mặt để phát điện;
+ Khai thác nước mặt để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt.
- Đối với khai thác nước dưới đất:
+ Khai thác nước dưới đất để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt;
+ Khai thác nước dưới đất (trừ nước lợ, nước mặn) để nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, tưới cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác với quy mô từ 20 m3/ngày đêm trở lên.
Những trường hợp trên được hướng dẫn cụ thể về mục đích thực hiện theo Mục 1 Công văn 3995/TCT-DNL năm 2017 như sau:
"1. Bám sát hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức khác, cá nhân đang khai thác tài nguyên nước để xác định các trường hợp được cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất (sau đây gọi chung là chủ giấy phép) phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, bao gồm:
- Đối với khai thác nước mặt:
+ Khai thác nước mặt để phát điện;
+ Khai thác nước mặt để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi.
- Đối với khai thác nước dưới đất:
+ Khai thác nước dưới đất để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi;
+ Khai thác nước dưới đất (trừ nước lợ, nước mặn) để nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, tưới cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác với quy mô từ 20 m3/ngày đêm trở lên.
Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được nộp hàng năm (theo tháng, quý hoặc năm là do chủ giấy phép đăng ký với Kho bạc nhà nước địa phương) theo số tiền được ghi trong quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước."
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 82/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 41/2021/NĐ-CP quy định một số mục đích sử dụng nước được dùng làm căn cứ để tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước bao gồm:
"a) Khai thác nước dùng cho sản xuất thủy điện;
b) Khai thác nước dùng cho kinh doanh, dịch vụ;
c) Khai thác nước dùng cho sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt;
d) Khai thác nước dưới đất dùng cho tưới cà phê, cao su, điều, chè, hè tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác;
đ) Khai thác nước dưới đất dùng cho nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc."
Như vậy, khai thác tài nguyên nước dùng cho hoạt động sản xuất thủy điện là một trong những trường hợp phải tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Khai thác tài nguyên nước dùng cho sản xuất thủy điện
Công trình chưa đưa vào vận hành thì thời gian tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được tính như thế nào?
Thời gian tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 82/2017/NĐ-CP như sau:
"4. Thời gian tính tiền được tính bằng ngày và được xác định như sau:
a) Trường hợp công trình đã vận hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp giấy phép, tính từ thời điểm giấy phép có hiệu lực đến thời điểm giấy phép hết hiệu lực;
b) Trường hợp công trình chưa vận hành, tính từ thời điểm dự kiến bắt đầu vận hành đến thời điểm giấy phép hết hiệu lực.
Thời điểm bắt đầu vận hành là thời điểm hoàn thành việc đầu tư xây dựng, đưa công trình khai thác nước vào vận hành chính thức, được xác định theo hồ sơ thiết kế, dự kiến của chủ đầu tư hoặc căn cứ vào thực tế."
Có thể thấy, đối với trường hợp công trình chưa được vận hành trên thực tế, thời gian tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước sẽ được tính từ thời điểm dự kiến bắt đầu vận hành đến thời điểm giấy phép hết hiệu lực.
Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho sản xuất thủy điện là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 82/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 42/2021/NĐ-CP, giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho sản xuất thủy điện được quy định cụ thể như sau:
"Điều 8. Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (G)
1. Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho sản xuất thủy điện là 70% giá điện dùng để tính thuế tài nguyên nước dùng cho sản xuất thủy điện."
Theo đó, giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho sản xuất thủy điện bằng 70% giá điện dùng để tính thuế tài nguyên nước dùng cho sản xuất thủy điện.
Như vậy, khai thác tài nguyên nước vì mục đích sản xuất thủy điện là một trong những trường hợp phải tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Trường hợp công trình chưa đưa vào vận hành trên thực tế, thời gian tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước sẽ được tính từ thời điểm dự kiến bắt đầu vận hành đến thời điểm giấy phép hết hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?