Khai thác dữ liệu đất đai có thể thực hiện qua dịch vụ tin nhắn SMS không? Có bắt buộc khai báo định danh khi khai thác dữ liệu mở?
Có bắt buộc khai báo định danh khi khai thác dữ liệu mở trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định 101/2024/NĐ-CP như sau:
Xây dựng, cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai
...
4. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai chứa dữ liệu phục vụ lưu trữ, chia sẻ theo quy định của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước gồm dữ liệu chủ, dữ liệu mở, dữ liệu danh mục dùng chung, dữ liệu địa chỉ số của thửa đất, tài sản gắn liền với đất và dữ liệu kết nối, chia sẻ.
a) Dữ liệu chủ là dữ liệu chứa thông tin cơ bản nhất về đất đai, làm cơ sở tham chiếu, đồng bộ dữ liệu đất đai với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương;
b) Dữ liệu mở là dữ liệu đất đai được công bố rộng rãi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tự do sử dụng, tái sử dụng, chia sẻ và miễn phí. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tự do truy cập sử dụng dữ liệu mở, không yêu cầu khai báo định danh khi khai thác, sử dụng dữ liệu mở;
c) Dữ liệu danh mục dùng chung là dữ liệu về các danh mục, bảng mã phân loại thuộc lĩnh vực đất đai do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, được sử dụng chung trong các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu bảo đảm việc tích hợp, trao đổi, chia sẻ dữ liệu đồng bộ, thống nhất;
d) Dữ liệu địa chỉ số của thửa đất, tài sản gắn liền với đất là tập hợp thông tin về vị trí, tọa độ và các thông tin liên quan khác của thửa đất hoặc tài sản gắn liền với đất để phục vụ việc xác định vị trí của thửa đất hoặc tài sản gắn liền với đất thông qua phương tiện điện tử;
đ) Dữ liệu kết nối, chia sẻ là dữ liệu đất đai được chia sẻ với bộ, ngành, địa phương phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước và giải quyết thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
...
Theo đó, dữ liệu mở trong cở sở dữ liệu quốc gia về đất đai là dữ liệu đất đai được công bố rộng rãi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tự do sử dụng, tái sử dụng, chia sẻ và miễn phí.
Cho nên, cơ quan, tổ chức, cá nhân được tự do truy cập sử dụng dữ liệu mở và không bắt buộc khai báo định danh khi khai thác, sử dụng dữ liệu mở.
Khai thác dữ liệu đất đai có thể thực hiện qua dịch vụ tin nhắn SMS không? Có bắt buộc khai báo định danh khi khai thác dữ liệu mở? (Hình từ Internet)
Việc khai thác dữ liệu đất đai có thể thực hiện qua dịch vụ tin nhắn SMS không?
Các hình thức khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu đất đai được quy định tại Điều 59 Nghị định 101/2024/NĐ-CP như sau:
Các hình thức khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu đất đai
Việc khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu đất đai được thực hiện theo các hình thức sau:
1. Khai thác trực tuyến trên Cổng thông tin đất đai quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của Bộ Tài nguyên và Mỏi trường, Cổng dịch vụ công cấp tỉnh, qua dịch vụ tin nhắn SMS, qua dịch vụ web service và API; khai thác qua các tiện ích, ứng dụng tạo ra sản phẩm, giá trị gia tăng từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai theo quy định.
2. Khai thác trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
3. Khai thác qua các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu đất đai có thể được thực hiện qua dịch vụ tin nhắn SMS.
Khi khai thác dữ liệu đất đai có được sao chép dữ liệu hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Nghị định 101/2024/NĐ-CP về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp và khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu đất đai như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp và khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu đất đai
...
2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu đất đai:
a) Không được cung cấp cho bên thứ ba dữ liệu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp cho mình để khai thác, sử dụng đối với các thông tin, dữ liệu mật, hạn chế tiếp cận theo quy định của pháp luật;
b) Thông báo kịp thời cho cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai về những sai sót của thông tin, dữ liệu đã cung cấp;
c) Truy cập đúng địa chỉ, mã khoá; không được làm lộ địa chỉ, mã khoá truy cập đã được cấp, khi bị mất quyền truy cập cần báo ngay cho cơ quan quản lý hệ thống thông tin đất đai kịp thời xử lý;
d) Khai thác dữ liệu trong phạm vi được cấp, sử dụng dữ liệu đúng mục đích, không xâm nhập trái phép cơ sở dữ liệu đất đai;
đ) Không được thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ dữ liệu; không được tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc khi khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu đất đai không được sao chép, thay đổi, xóa, hủy, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ dữ liệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?