Khai, nộp thuế GTGT, thuế TNDN thế nào trong trường hợp công ty chuyển nhượng lại toàn bộ số cổ phần đã nhận của nhà thầu nước ngoài?
Thuế GTGT gì là?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 quy định về thuế giá trị gia tăng như sau:
“Điều 2. Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”
Theo đó, thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng mà không phải là toàn bộ giá trị của hàng hóa, dịch vụ.
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu và được cộng trực tiếp vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó.
Ai là người phải nộp thuế GTGT?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về người nộp thuế như sau:
“Điều 3. Người nộp thuế
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
1. Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
2. Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
4. Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
5. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
6. Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Ví dụ 1: Công ty TNHH Sanko là doanh nghiệp chế xuất. Ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu Công ty TNHH Sanko còn được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu, Công ty TNHH Sanko phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động này theo quy định của pháp luật thì Chi nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động này, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu.
Khi nhập khẩu hàng hóa để thực hiện phân phối (bán ra), Chi nhánh Công ty TNHH Sanko thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu và khi bán ra (bao gồm cả xuất khẩu), Công ty TNHH Sanko sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.”
Theo đó, các đối tượng nộp thuế GTGT là các đối tượng được quy định cụ thể như bên trên.
Khai, nộp thuế GTGT, thuế TNDN thế nào trong trường hợp công ty chuyển nhượng lại toàn bộ số cổ phần đã nhận của nhà thầu nước ngoài? (Hình từ internet)
Hướng dẫn khai, nộp thuế GTGT, thuế TNDN trong trường hợp công ty chuyển nhượng lại toàn bộ số cổ phần (đã nhận của nhà thầu nước ngoài)?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn 37372/CTHN-TTHT năm 2022 hướng dẫn khai, nộp thuế GTGT trong trường hợp công ty chuyển nhượng lại toàn bộ số cổ phần (đã nhận của nhà thầu nước ngoài) như sau:
“Trả lời công văn số 264/ĐBS-TCKT22 đề ngày 14/07/2022 của Công ty CP chứng khoán An Bình hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Điều 110 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014; quy định Công ty cổ phần:
“1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật пау.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
…
Căn cứ các quy định trên, trường hợp nhà thầu nước ngoài (là tổ chức ở nước ngoài, không có trụ sở tại Việt Nam, không hoạt động theo pháp luật Việt Nam) có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng ký với Công ty CP Chứng khoán An Bình để chuyển nhượng cổ phần của Công ty A tại Việt Nam thì thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư số 103/2014/TT-BTC.
Nếu nhà thầu nước ngoài không đáp ứng được một trong các điều kiện nêu tại Điều 8 Thông tư số 103/2014/TT-BTC thì bên Việt Nam có trách nhiệm nộp thay thuế cho nhà thầu nước ngoài, cụ thể việc tính thuế, kê khai thuế thực hiện như sau:
- Trường hợp xác định là hoạt động chuyển nhượng vốn đầu tư tại Công ty A (Việt Nam) của nhà đầu tư nước ngoài thi:
+ Thuế GTGT: Hoạt động chuyển nhượng vốn thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại tiết d khoản 8 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên.
+ Thuế TNDN: Việc xác định thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng vốn của nhà thầu nước ngoài được thực hiện theo hướng dẫn Điều 14 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi tại Điều 8 Thông tư số 96/2015/TT-BTC). Việc kê khai thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng vốn của nhà thầu nước ngoài thực hiện theo Điều 8, Điều 11 Nghị định số 126/2000/NĐ-CP. Thời điểm phát sinh thu nhập từ chuyển nhượng vốn là thời điểm chuyển quyền sở hữu vốn.
- Trường hợp xác định là hoạt động chuyển nhượng chứng khoán thì:
+ Thuế GTGT: Hoạt động chuyển nhượng chứng khoán thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại tiết d khoản 8 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên.
+ Thuế TNDN: Việc xác định thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán của nhà thầu nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 4, Điều 13 Thông tư số 103/2014/TT-BTC. Việc kê khai thuế TNDN từ chuyển nhượng chứng khoán của nhà thầu nước ngoài thực hiện theo Điều 8, Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.
Trường hợp Công ty CP Chứng khoán An Bình chuyển nhượng lại toàn bộ số cổ phần (đã nhận của nhà thầu nước ngoài) thì Công ty phải khai, nộp thuế GTGT, TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng này theo quy định Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TNDN vào thời điểm chuyển nhượng.”
Như vậy, bên trên là hướng dẫn kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TNDN đối với nhà nhà thầu nước ngoài khi có phát sinh thu nhập tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?