Khái niệm thiết kế về kết cấu tre như thế nào? Kết cấu tre phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản nào?
Mối nối là gì?
Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8573:2010 (ISO 22156:2004) giải thích mối nối (joint) là sự kết nối giữa hai hoặc nhiều bộ phận kết cấu tre.
Kết cấu tre phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản nào?
Yêu cầu cơ bản của kết cấu tre theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8573:2010 (ISO 22156:2004) quy định như sau:
1) Quy định chung
Kết cấu phải được thiết kế và xây dựng đảm bảo:
- duy trì được sự phù hợp cho mục đích sử dụng được yêu cầu với xác suất có thể chấp nhận được, phải tính đến tuổi thọ và chi phí dự kiến của kết cấu, và
- chịu được tất cả các tác động và ảnh hưởng có thể xuất hiện trong quá trình thi công và sử dụng với độ tin cậy phù hợp và có tính bền lâu thích hợp tương ứng với các chi phí bảo trì.
CHÚ THÍCH: Xem thêm thông tin trong Phụ lục B.
2) Trường hợp ngoại lệ
Kết cấu cũng phải được thiết kế đảm bảo rằng trong các trường hợp như nổ, va đập hoặc các hậu quả do sai sót của con người, thì không bị hư hỏng đến mức vượt quá hậu quả có thể gây ra bởi các tác động đó.
3) Sự hư hỏng tiềm ẩn
Cần hạn chế hoặc ngăn ngừa sự hư hỏng tiềm ẩn bằng cách chọn một hoặc nhiều biện pháp sau:
- ngăn ngừa, loại trừ hoặc giảm các rủi ro mà kết cấu có thể phải chịu;
- chọn dạng kết cấu ít nhạy cảm với các rủi ro đã được xem xét;
- chọn dạng kết cấu và thiết kế kết cấu có thể đảm bảo tồn tại ở mức độ thích hợp khi có một bộ phận vô tình rời ra;
- chọn dạng kết cấu và thiết kế kết cấu đảm bảo đủ tính liên tục giữa các cấu kiện riêng lẻ.
4) Lựa chọn vật liệu
Các yêu cầu ở trên phải được đáp ứng bằng cách lựa chọn vật liệu phù hợp, bằng việc thiết kế và cấu tạo hợp lý và bằng việc quy định các quy trình kiểm soát quá trình sản xuất, xây dựng và sử dụng có liên quan cho dự án cụ thể.
5) Ngoại lệ
Tất cả các kết cấu tre phải hoàn toàn tuân theo tiêu chuẩn này; chỉ có một ngoại lệ là các kết cấu chỉ tuân theo 6.2.2 và/hoặc 6.2.3 được coi là đã tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Mục đích của ngoại lệ này là vì các quá trình xây dựng trong khu vực không chính thống_cần việc giảng dạy và đào tạo trong một thời gian dài nhằm hỗ trợ việc tự xây dựng ở mức cao nhất và cũng đẩy mạnh sự tự lực của nhóm người có thu nhập thấp hơn. Quy chuẩn quốc gia về xây dựng cần quy định các quá trình nhận thức từng bước bắt đầu từ con số không, đến khi các giả định đã nói có thể đạt được trong tương lai.
Kết cấu tre phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản nào?
(Hình từ Internet)
Khái niệm thiết kế về kết cấu tre như thế nào?
Khái niệm thiết kế về kết cấu tre theo Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8573:2010 (ISO 22156:2004) quy định như sau:
1) Khái niệm dựa trên sự tính toán
Khái niệm thiết kế kết cấu tre phải dựa trên sự tính toán, kiểm tra xác nhận không vượt quá trạng thái giới hạn hoặc ứng suất cho phép (xem Điều 7) ngoại trừ trường hợp đã được lưu ý trong 6.2.
2) Khái niệm dựa trên các yếu tố khác
- Quy định chung
Khái niệm thiết kế kết cấu tre được coi là phù hợp khi các khái niệm thiết kế được dựa trên một trong số các mục ở 6.2.2 hoặc 6.2.3.
- Kinh nghiệm từ những thế hệ trước
Kinh nghiệm từ những thế hệ trước được bảo tồn tốt theo truyền thống địa phương và được truyền lại cẩn thận cho thế hệ ngày nay. Kinh nghiệm này có thể được coi như "tiêu chuẩn" không chính thức, không chuẩn hóa.
Tiêu chí đối với độ tin cậy là:
+ nội dung phải được biết rộng rãi và đã được chấp nhận;
+ kinh nghiệm phải được coi như một truyền thống lâu đời và thuần túy, là sự tích lũy kinh nghiệm chung;
+ cộng đồng phải được đặc trưng bởi một cấu trúc xã hội ổn định, với một mô hình xã hội được công nhận rõ ràng.
Những hạn chế là:
+ nội dung chỉ có thể áp dụng được trong những hoàn cảnh tương tự;
+ sau khi di trú, sự hiện diện của phương pháp truyền thống này không còn được rõ nét.
- Báo cáo đánh giá
Các báo cáo này dựa trên những đánh giá được thực hiện sau những thảm họa như động đất và bão. Nếu các báo cáo này gồm những mô tả về các kết cấu đã tồn tại qua một thảm họa đã được mô tả một cách định tính thì những kết cấu tương tự sẽ được coi là thích hợp đối với những thảm họa tương tự trong tương lai.
Tiêu chí đối với độ tin cậy là:
+ báo cáo phải được viết bởi các kỹ sư đã được công nhận và có đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực này;
+ báo cáo phải được hội đồng kỹ thuật quốc tế chấp nhận và/hoặc được chứng minh bởi trọng tài;
+ báo cáo phải cung cấp các chi tiết và thông tin đầy đủ, nhờ đó con người có thể xây dựng các kết cấu tương tự.
Hạn chế là:
+ báo cáo chỉ có thể áp dụng trong các hoàn cảnh tương tự.
3) Phương pháp thiết kế khác
Cho phép sử dụng các quy tắc thiết kế thay thế khác với tiêu chuẩn này, nếu có thể chỉ ra rằng các quy tắc thay thế đó tuân theo các nguyên tắc liên quan với tiêu chuẩn này và ít nhất về các mặt độ bền, khả năng sử dụng bình thường và độ bền lâu mà kết cấu đạt được xem như tương đương với tiêu chuẩn này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có bao nhiêu loại mã OTP theo Thông tư 50/2024? Đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking phải công bố những thông tin gì?
- Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ sắp xếp tổ chức bộ máy liên đoàn lao động tỉnh, thành phố ra sao? Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là ngày nào?
- Mẫu 2b Bản kiểm điểm đảng viên dành cho cán bộ khi nào nộp? Xếp loại đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25 gồm bao nhiêu mức?
- Tổng hợp Luật và văn bản hướng dẫn về Đấu thầu qua mạng mới nhất? Lộ trình đấu thầu qua mạng như thế nào?
- Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Nghị định 154/2024 thế nào?