Khách hàng phải ký quỹ bổ sung trong trường hợp nào? Trường hợp không thực hiện lệnh gọi ký quỹ bổ sung thì xử lý như thế nào?
Chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ là những loại chứng khoán nào?
Theo quy định tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-UBCK năm 2017 (được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 1205/QĐ-UBCK năm 2017) thì chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ gồm: cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán và không thuộc trường hợp quy định tại Điều này. Chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ sẽ được lựa chọn và công bố theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-UBCK năm 2017:
- Công ty chứng khoán lựa chọn danh sách chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán công bố danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ, công ty chứng khoán có trách nhiệm công bố công khai danh sách tất cả chứng khoán mà công ty thực hiện giao dịch ký quỹ tính đến thời điểm công bố trên website và các địa điểm kinh doanh của công ty chứng khoán.
Khách hàng phải ký quỹ bổ sung trong trường hợp nào? Trường hợp không thực hiện lệnh gọi ký quỹ bổ sung thì xử lý như thế nào?
Khách hàng phải ký quỹ bổ sung trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-UBCK năm 2017 về việc bổ sung ký quỹ như sau:
- Khách hàng có nghĩa vụ đảm bảo tỷ lệ ký quỹ không thấp hơn tỷ lệ ký quỹ duy trì. Trường hợp tỷ lệ ký quỹ trên tài khoản giao dịch ký quỹ của khách hàng giảm xuống thấp hơn tỷ lệ ký quỹ duy trì, công ty chứng khoán phát hành lệnh gọi ký quỹ bổ sung gửi tới khách hàng theo các phương thức liên hệ được thoả thuận trong Hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ. Khách hàng có nghĩa vụ bổ sung tài sản thế chấp trong thời hạn theo yêu cầu của công ty chứng khoán nhưng không quá ba (03) ngày làm việc. Thời hạn cụ thể do công ty chứng khoán và khách hàng thỏa thuận trên cơ sở Hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ.
- Kể từ khi nhận được lệnh gọi ký quỹ bổ sung, khách hàng phải bán chứng khoán hoặc thực hiện việc bổ sung tiền hoặc bổ sung tài sản thế chấp để tối thiểu đảm bảo tỷ lệ ký quỹ duy trì, mức cụ thể do công ty chứng khoán quy định và giá trị bổ sung tài sản thế chấp, bổ sung tiền được thực hiện như sau:
+ Bổ sung tài sản thế chấp bằng chứng khoán, giá trị chứng khoán ký quỹ bổ sung được tính theo công thức sau:
+ Trường hợp bổ sung tiền, số tiền bổ sung được xác định theo công thức sau:
Số tiền ký quỹ bổ sung = | Tỷ lệ ký quỹ - tỷ lệ ký quỹ duy trì | x tổng giá trị trên tài khoản ký quỹ
Trong đó, tỷ lệ ký quỹ được giải thích tại khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-UBCK năm 2017 như sau:
- Tỷ lệ ký quỹ là tỷ lệ giữa giá trị tài sản thực có so với tổng tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ.
- Tỷ lệ ký quỹ ban đầu (imr) là tỷ lệ giá trị tài sản thực có so với giá trị chứng khoán dự kiến mua được bằng lệnh giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường tại thời điểm giao dịch.
- Tỷ lệ ký quỹ duy trì (mmr) là tỷ lệ tối thiểu giữa tài sản thực có so với giá trị tổng tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ.
Căn cứ quy định tại Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-UBCK năm 2017 thì:
- Tỷ lệ ký quỹ ban đầu do công ty chứng khoán quy định nhưng không được thấp hơn 50%.
- Tỷ lệ ký quỹ duy trì do công ty chứng khoán quy định nhưng không được thấp hơn 30%.
- Căn cứ vào tình hình hoạt động thị trường chứng khoán, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có thể điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ trên.
Trường hợp không thực hiện lệnh gọi ký quỹ bổ sung thì xử lý như thế nào?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-UBCK năm 2017 về nội dung này như sau:
Xử lý tài sản thế chấp
1. Công ty chứng khoán có quyền bán chứng khoán thế chấp trên tài khoản giao dịch ký quỹ của khách hàng khi khách hàng không bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ tài sản thế chấp trong thời hạn theo lệnh gọi ký quỹ bổ sung.
a) Trường hợp khách hàng không bổ sung hoặc chỉ bổ sung một phần tài sản thế chấp, tùy thuộc vào giá trị tài sản thế chấp cần bổ sung còn lại nhỏ hơn hoặc lớn hơn tổng giá trị chứng khoán có trên tài khoản giao dịch ký quỹ, công ty chứng khoán được thực hiện bán một phần hoặc toàn bộ số chứng khoán thế chấp;
b) Trước khi thực hiện lệnh bán chứng khoán thế chấp, công ty chứng khoán có trách nhiệm thông báo cho khách hàng và sau khi bán, công ty chứng khoán có trách nhiệm gửi cho khách hàng bảng sao kê kết quả giao dịch bán chứng khoán thế chấp theo phương thức được thỏa thuận bằng văn bản giữa công ty chứng khoán và khách hàng.
Như vậy, theo quy định trên thì khi khách hàng không bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ tài sản thế chấp trong thời hạn theo lệnh gọi ký quỹ bổ sung, Công ty chứng khoán có quyền bán chứng khoán thế chấp trên tài khoản giao dịch ký quỹ của khách hàng.
Theo đó, trường hợp khách hàng không bổ sung hoặc chỉ bổ sung một phần tài sản thế chấp, tùy thuộc vào giá trị tài sản thế chấp cần bổ sung còn lại nhỏ hơn hoặc lớn hơn tổng giá trị chứng khoán có trên tài khoản giao dịch ký quỹ, công ty chứng khoán được thực hiện bán một phần hoặc toàn bộ số chứng khoán thế chấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?
- Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy? Tải về Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy?
- Bài viết chào mừng ngày 9 1 kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên? Ngày 9 1 1950 là ngày gì?
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?