Khách cấp cao nước ngoài gồm những ai? Việc đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài thăm làm việc như thế nào?
Khách cấp cao nước ngoài gồm những ai?
Theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 18/2022/NĐ-CP có giải thích về khách cấp cao nước ngoài như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong phạm vi Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. “Khách cấp cao nước ngoài” gồm Nguyên thủ quốc gia, Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền và Phó Nguyên thủ quốc gia, Phó Nguyên thủ quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền; Người đứng đầu Chính phủ và cấp phó của Người đứng đầu Chính phủ; Người đứng đầu Nghị viện, cấp phó của Người đứng đầu Nghị viện và các cấp tương đương; một số khách nước ngoài khác được quy định tại Nghị định này.
Theo đó, khách cấp cao nước ngoài gồm:
- Nguyên thủ quốc gia, Nguyên thủ quốc gia đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền và Phó Nguyên thủ quốc gia, Phó Nguyên thủ quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền;
- Người đứng đầu Chính phủ và cấp phó của Người đứng đầu Chính phủ;
- Người đứng đầu Nghị viện, cấp phó của Người đứng đầu Nghị viện và các cấp tương đương;
- Một số khách nước ngoài khác được quy định tại Nghị định này.
Việc đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài thăm làm việc như thế nào?
Theo Điều 16 Nghị định 18/2022/NĐ-CP quy định về đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài thăm làm việc như sau:
Đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài thăm làm việc
1. Đón, tiếp Người đứng đầu Chính phủ nước khách thăm làm việc thực hiện như đối với chuyến thăm chính thức nhưng không tổ chức lễ đón chính thức, không trang trí đường phố, không bố trí đội hình tiêu binh danh dự tại sân bay, không có mô-tô hộ tống.
2. Đón, tiếp Người đứng đầu Nghị viện nước khách thăm làm việc thực hiện như đối với chuyến thăm chính thức nhưng không tổ chức lễ đón chính thức, không có mô-tô hộ tống.
3. Đón, tiếp Phó Nguyên thủ quốc gia, Phó Nguyên thủ quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền, cấp phó của Người đứng đầu Chính phủ, cấp phó của Người đứng đầu Nghị viện nước khách thăm làm việc thực hiện như đối với chuyến thăm chính thức nhưng không tổ chức lễ đón chính thức.
4. Ăn trưa hoặc ăn tối của các chuyến thăm làm việc:
a) Thành phần dự tiệc:
Phía Việt Nam: các thành viên tham gia đón, tiễn, làm việc;
Phía khách: các thành viên chính thức, một số tùy tùng và cán bộ cơ quan đại diện ngoại giao nước khách;
b) Chủ tiệc phát biểu chúc rượu, Trưởng đoàn khách đáp từ.
Như vậy, việc đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài thăm làm việc được quy định như sau:
- Đón, tiếp Người đứng đầu Chính phủ nước khách thăm làm việc thực hiện như đối với chuyến thăm chính thức nhưng không tổ chức lễ đón chính thức, không trang trí đường phố, không bố trí đội hình tiêu binh danh dự tại sân bay, không có mô-tô hộ tống.
- Đón, tiếp Người đứng đầu Nghị viện nước khách thăm làm việc thực hiện như đối với chuyến thăm chính thức nhưng không tổ chức lễ đón chính thức, không có mô-tô hộ tống.
- Đón, tiếp Phó Nguyên thủ quốc gia, Phó Nguyên thủ quốc gia đồng thời là lãnh đạo Đảng cầm quyền, cấp phó của Người đứng đầu Chính phủ, cấp phó của Người đứng đầu Nghị viện nước khách thăm làm việc thực hiện như đối với chuyến thăm chính thức nhưng không tổ chức lễ đón chính thức.
- Ăn trưa hoặc ăn tối của các chuyến thăm làm việc:
+ Thành phần dự tiệc:
++ Phía Việt Nam: các thành viên tham gia đón, tiễn, làm việc;
++ Phía khách: các thành viên chính thức, một số tùy tùng và cán bộ cơ quan đại diện ngoại giao nước khách;
+ Chủ tiệc phát biểu chúc rượu, Trưởng đoàn khách đáp từ.
Khách cấp cao nước ngoài gồm những ai? Việc đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài thăm làm việc như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc thực hiện nghi lễ đón, tiếp đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài thăm làm việc ra sao?
Theo Điều 4 Nghị định 18/2022/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện các nghi lễ đón, tiếp khách cấp cao nước ngoài thăm làm việc như sau:
Nguyên tắc thực hiện nghi lễ đối ngoại
1. Cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện nghi lễ đối ngoại phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật và thông lệ quốc tế.
2. Việc tổ chức nghi lễ đối ngoại phải được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống chính trị bao gồm các cơ quan Đảng và Nhà nước, phục vụ yêu cầu chính trị, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, khẳng định được vị thế và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị Việt Nam.
3. Cơ quan chủ trì kiến nghị các biện pháp nghi lễ đối ngoại trên cơ sở đối đẳng, có đi có lại; chú trọng xử lý các khác biệt giữa hệ thống chính trị, phong tục, văn hóa Việt Nam với hệ thống chính trị, phong tục, văn hóa nước khách.
4. Các trường hợp đặc biệt thực hiện theo đề án riêng và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?