Kết thúc việc kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật có tình tiết mới làm thay đổi nội dung giải quyết trước đó thì xử lý như thế nào?
- Cơ quan nào chủ trì trong việc kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật?
- Việc kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật có thể áp dụng những biện pháp nào?
- Kết thúc việc kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nếu quyết định có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung giải quyết trước đó thì xử lý như thế nào?
Cơ quan nào chủ trì trong việc kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật?
Cơ quan chủ trì trong việc kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (sau đây gọi là Quy chế) Ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 22/06/2023) như sau:
Xử lý đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
...
3. Nhiệm vụ kiểm tra
Đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình trong việc kiểm tra.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị phối hợp kèm theo hồ sơ tài liệu có liên quan thì đơn vị phối hợp phải có quan điểm xử lý vụ việc bằng văn bản gửi đơn vị chủ trì; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn cho quan điểm có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày.
...
Theo quy định trên, đơn vị kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại trong hoạt động tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình trong việc kiểm tra.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị phối hợp kèm theo hồ sơ tài liệu có liên quan thì đơn vị phối hợp phải có quan điểm xử lý vụ việc bằng văn bản gửi đơn vị chủ trì;
Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn cho quan điểm có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày.
Trước đây, cơ quan chủ trì trong việc kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 14 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (sau đây gọi là Quy chế) Ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 (Hết hiệu lực từ ngày 22/06/2023) quy định như sau:
Xử lý đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
...
3. Thủ tục kiểm tra
a. Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình trong việc kiểm tra.
...
Theo đó, đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại trong hoạt động tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình trong việc kiểm tra.
Thủ tục kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật có thể áp dụng những biện pháp nào?
Việc kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật có thể áp dụng những biện pháp theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 22/06/2023) như sau:
Xử lý đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
...
4. Thủ tục kiểm tra
a) Việc kiểm tra có thể áp dụng các biện pháp sau: kiểm tra lại hồ sơ giải quyết của cấp mình; yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới báo cáo việc giải quyết và gửi hồ sơ giải quyết để kiểm tra; tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để nắm thông tin làm cơ sở kiểm tra; yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại; tiến hành xác minh, lấy lời khai, trưng cầu giám định hoặc biện pháp khác khi thấy cần thiết.
...
Theo đó, việc kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Kiểm tra lại hồ sơ giải quyết của cấp mình;
- Yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới báo cáo việc giải quyết và gửi hồ sơ giải quyết để kiểm tra;
- Tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để nắm thông tin làm cơ sở kiểm tra;
- Yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại;
- Tiến hành xác minh, lấy lời khai, trưng cầu giám định hoặc biện pháp khác khi thấy cần thiết.
Trước đây, việc kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật có thể áp dụng những biện pháp theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 14 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 (Hết hiệu lực từ ngày 22/06/2023) quy định như sau:
Xử lý đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
...
3. Thủ tục kiểm tra
...
b. Việc kiểm tra có thể áp dụng các biện pháp sau: kiểm tra lại hồ sơ giải quyết của cấp mình; yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới báo cáo việc giải quyết và gửi hồ sơ giải quyết để kiểm tra; tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để nắm thông tin làm cơ sở kiểm tra; yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại; tiến hành xác minh, lấy lời khai, trưng cầu giám định hoặc biện pháp khác khi thấy cần thiết.
...
Theo đó, việc kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Kiểm tra lại hồ sơ giải quyết của cấp mình;
- Yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới báo cáo việc giải quyết và gửi hồ sơ giải quyết để kiểm tra;
- Tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để nắm thông tin làm cơ sở kiểm tra;
- Yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại;
- Tiến hành xác minh, lấy lời khai, trưng cầu giám định hoặc biện pháp khác khi thấy cần thiết.
Kết thúc việc kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nếu quyết định có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung giải quyết trước đó thì xử lý như thế nào?
Kết thúc việc kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nếu quyết định có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung giải quyết trước đó thì xử lý theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 13 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-VKSTC năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 22/06/2023) như sau:
Xử lý đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
...
4. Thủ tục kiểm tra
...
b) Kết thúc việc kiểm tra, Viện kiểm sát thực hiện như sau:
- Nếu quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật có căn cứ, đúng pháp luật, thì thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra cho người đã gửi đơn; nếu thấy cần thiết thì thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Nếu quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung giải quyết trước đó, thì xử lý như sau:
+ Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực của Viện kiểm sát cấp dưới do Viện kiểm sát cấp trên hủy bỏ và yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới giải quyết lại;
+ Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện kiểm sát nhân dân tối cao tự hủy bỏ và giải quyết lại;
+ Thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra cho người đã gửi đơn; nếu thấy cần thiết thì thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
c) Việc kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra tại mỗi cấp Kiểm sát chỉ thực hiện một lần.
Như vậy, nếu quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung giải quyết trước đó, thì xử lý như sau:
+ Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực của Viện kiểm sát cấp dưới do Viện kiểm sát cấp trên hủy bỏ và yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới giải quyết lại;
+ Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện kiểm sát nhân dân tối cao tự hủy bỏ và giải quyết lại;
+ Thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra cho người đã gửi đơn; nếu thấy cần thiết thì thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trước đây, kết thúc việc kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nếu quyết định có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung giải quyết trước đó thì xử lý theo điểm c khoản 3 Điều 14 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 (Hết hiệu lực từ ngày 22/06/2023) quy định như sau:
Xử lý đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
...
3. Thủ tục kiểm tra
...
c. Kết thúc việc kiểm tra, Viện kiểm sát thực hiện như sau:
- Nếu quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật có căn cứ, đúng pháp luật, thì thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra cho người đã gửi đơn; nếu thấy cần thiết thì thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Nếu quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung giải quyết trước đó, thì xử lý như sau:
+ Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực của Viện kiểm sát cấp dưới do Viện kiểm sát cấp trên hủy bỏ và yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới giải quyết lại;
+ Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện kiểm sát nhân dân tối cao tự hủy bỏ và giải quyết lại;
+ Thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra cho người đã gửi đơn; nếu thấy cần thiết thì thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
d. Việc kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra tại mỗi cấp Kiểm sát chỉ thực hiện một lần.
Theo quy định trên, nếu quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung giải quyết trước đó, thì xử lý như sau:
+ Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực của Viện kiểm sát cấp dưới do Viện kiểm sát cấp trên hủy bỏ và yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới giải quyết lại;
+ Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện kiểm sát nhân dân tối cao tự hủy bỏ và giải quyết lại;
+ Thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra cho người đã gửi đơn; nếu thấy cần thiết thì thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?