Kết quả kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền đối với giống cây trồng có giá trị trong nhiêu bao lâu?
- Giám định viên quyền đối với giống cây trồng có được phép từ chối nhận mẫu vật giám định có nguy cơ gây hại sức khỏe của mình hay không?
- Thông tin tóm tắt về quyền đối với giống cây trồng bị xâm phạm bao gồm những loại thông tin nào khi làm đơn yêu cầu xử lý xâm phạm?
- Kết quả kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền đối với giống cây trồng có giá trị trong bao lâu?
Giám định viên quyền đối với giống cây trồng có được phép từ chối nhận mẫu vật giám định có nguy cơ gây hại sức khỏe của mình hay không?
Giám định viên quyền đối với giống cây trồng có được phép từ chối nhận mẫu vật giám định có nguy cơ gây hại sức khỏe của mình hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 106 Nghị định 65/2023/NĐ-CP về quyền và nghĩa vụ của giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng như sau:
Quyền và nghĩa vụ của giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng
1. Giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng có các quyền sau đây:
a) Từ chối giám định trong trường hợp tài liệu liên quan không đủ hoặc không có giá trị để đưa ra kết luận giám định hoặc không thuộc chuyên ngành giám định được ghi trong Thẻ giám định viên;
b) Từ chối nhận mẫu vật giám định trong trường hợp có nguy cơ gây hại sức khỏe hoặc mẫu vật quá cồng kềnh, không đủ cơ sở hạ tầng để lưu trữ;
c) Sử dụng kết quả thẩm định hoặc kết luận chuyên môn, ý kiến chuyên gia phục vụ việc giám định;
d) Giám định viên sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng hoạt động độc lập có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định để thực hiện việc giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giám định viên quyền đối với giống cây trồng được phép từ chối nhận mẫu vật giám định có nguy cơ gây hại sức khỏe của mình theo quy định của pháp luật.
Thông tin tóm tắt về quyền đối với giống cây trồng bị xâm phạm bao gồm những loại thông tin nào khi làm đơn yêu cầu xử lý xâm phạm?
Căn cứ tại điểm g khoản 1 Điều 89 Nghị định 65/2023/NĐ-CP về đơn yêu cầu xử lý xâm phạm được quy định như sau:
Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm
1. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
b) Tên, địa chỉ của người yêu cầu xử lý xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thực hiện thông qua người đại diện;
c) Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu;
d) Tên, địa chỉ của người xâm phạm; tên, địa chỉ của người bị nghi ngờ là người xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm;
đ) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan (nếu có);
e) Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
g) Thông tin tóm tắt về quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng bị xâm phạm: loại quyền, căn cứ phát sinh quyền, tóm tắt về đối tượng quyền;
h) Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm: ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm, mô tả vắn tắt về sản phẩm xâm phạm, hành vi xâm phạm và các thông tin khác (nếu có);
i) Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm;
k) Danh mục các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn;
l) Chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có).
2. Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải có các tài liệu, chứng cứ kèm theo nhằm chứng minh yêu cầu đó. Tài liệu, chứng cứ chứng minh phải phù hợp với quy định tại Điều 90 của Nghị định này.
Như vậy, khi làm đơn yêu cầu xử lý xâm phạm, đối với nội dung về thông tin tóm tắt về quyền đối với giống cây trồng bị xâm phạm thì bao gồm những loại thông tin sau:
- Loại quyền
- Căn cứ phát sinh quyền
- Tóm tắt về đối tượng quyền
Kết quả kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền đối với giống cây trồng có giá trị trong bao lâu?
Căn cứ tại điểm đ khoản 2 Điều 111 Nghị định 65/2023/NĐ-CP về kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền đối với giống cây trồng như sau:
Kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền đối với giống cây trồng
1. Việc kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền đối với giống cây trồng được tiến hành nhằm đánh giá khả năng sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền đối với giống cây trồng.
2. Việc tổ chức kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền đối với giống cây trồng được thực hiện như sau:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng là cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền đối với giống cây trồng;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng thông báo trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan đó, trong đó nêu rõ điều kiện tham dự kiểm tra, thủ tục nộp hồ sơ, nội dung kiểm tra và dự kiến thời gian, địa điểm kiểm tra;
c) Kỳ kiểm tra phải được tổ chức trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày có ít nhất 05 người đăng ký dự kiểm tra có hồ sơ đăng ký được chấp nhận theo quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Kết quả kiểm tra được cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng thông báo cho người dự kiểm tra. Người dự kiểm tra có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng phúc tra kết quả này;
đ) Kết quả kiểm tra có giá trị trong thời hạn 05 năm cho việc đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng.
Như vậy, kết quả kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền đối với giống cây trồng có giá trị trong thời hạn 05 năm cho việc đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?