Kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương được xử lý như thế nào?
- Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương phải thông báo kế hoạch điều tra cho cơ sở sản xuất khi nào?
- Kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương được xử lý như thế nào?
- Đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương phải thông báo kế hoạch điều tra cho cơ sở sản xuất khi nào?
Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương phải thông báo kế hoạch điều tra cho cơ sở sản xuất khi, thì theo theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 45/2012/TT-BCT như sau:
Kiểm tra định kỳ
1. Căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đối với từng cơ sở sản xuất, cơ quan kiểm tra xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm hàng năm (sau đây gọi tắt là kế hoạch) và dự trù kinh phí thực hiện kế hoạch trước ngày 01 tháng 11 hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch kiểm tra phải xác định cụ thể sản phẩm kiểm tra, số lượng cơ sở sản xuất kiểm tra và nội dung kiểm tra.
2. Tần xuất kiểm tra: không quá một lần/năm đối với mỗi cơ sở sản xuất.
3. Cơ quan kiểm tra phải thông báo kế hoạch kiểm tra cho cơ sở sản xuất chậm nhất mười lăm (15) ngày trước ngày kiểm tra.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương phải thông báo kế hoạch điều tra cho cơ sở sản xuất chậm nhất 15 ngày trước ngày kiểm tra.
Kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương được xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương được xử lý như thế nào?
Kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương được xử lý theo quy định tại Điều 11 Thông tư 45/2012/TT-BCT như sau:
Xử lý kết quả kiểm tra
1. Đoàn kiểm tra lập biên bản theo mẫu Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và thông báo kết quả kiểm tra đến cơ quan quản lý về chất lượng, an toàn thực phẩm có thẩm quyền và cơ sở sản xuất được kiểm tra.
2. Trường hợp thực phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định, Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở sản xuất khắc phục phần không đạt của sản phẩm theo thời hạn ghi trong biên bản kiểm tra.
3. Trường hợp cơ sở sản xuất không thực hiện các yêu cầu khắc phục trong biên bản kiểm tra lần trước, Đoàn kiểm tra phải thông báo đến Sở Công Thương trên địa bàn của cơ cở và cơ quan quản lý an toàn thực phẩm có thẩm quyền để giám sát, xử lý.
4. Trường hợp cơ sở sản xuất tái phạm việc không bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm hoặc không thực hiện các yêu cầu khắc phục lỗi trong biên bản kiểm tra, Đoàn kiểm tra phải có văn bản kiến nghị cơ quan quản lý an toàn thực phẩm có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương được xử lý như sau:
Đoàn kiểm tra lập biên bản và thông báo kết quả kiểm tra đến cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm có thẩm quyền và cơ sở sản xuất được kiểm tra.
- Trường hợp thực phẩm không đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định, Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở sản xuất khắc phục phần không đạt của sản phẩm theo thời hạn ghi trong biên bản kiểm tra.
- Trường hợp cơ sở sản xuất không thực hiện các yêu cầu khắc phục trong biên bản kiểm tra lần trước, Đoàn kiểm tra phải thông báo đến Sở Công Thương trên địa bàn của cơ cở và cơ quan quản lý an toàn thực phẩm có thẩm quyền để giám sát, xử lý.
- Trường hợp cơ sở sản xuất tái phạm việc không bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm hoặc không thực hiện các yêu cầu khắc phục lỗi trong biên bản kiểm tra, Đoàn kiểm tra phải có văn bản kiến nghị cơ quan quản lý an toàn thực phẩm có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
Đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương có trách nhiệm và quyền hạn được quy định tại Điều 14 Thông tư 45/2012/TT-BCT như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Đoàn kiểm tra
Trong hoạt động kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm Đoàn kiểm tra có các trách nhiệm và quyền hạn sau:
1. Thực hiện kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm theo Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tuân thủ pháp luật và thực hiện đầy đủ các nguyên tắc kiểm tra quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
3. Tổng hợp, báo cáo tình hình kiểm tra, kết quả kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm về Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Công Thương và cơ quan quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm có thẩm quyền.
4. Yêu cầu cơ sở sản xuất được kiểm tra xuất trình các tài liệu liên quan khi cần thiết.
5. Yêu cầu cơ sở sản xuất thực phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thực hiện biện pháp khắc phục.
6. Lấy mẫu để kiểm nghiệm khi cần thiết.
Như vậy, theo quy định trên thì đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc quản lý bởi Bộ Công thương có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
- Thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm theo Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tuân thủ pháp luật và thực hiện đầy đủ các nguyên tắc kiểm tra quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
- Tổng hợp, báo cáo tình hình kiểm tra, kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm về Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Công Thương và cơ quan quản lý chất an toàn thực phẩm có thẩm quyền.
- Yêu cầu cơ sở sản xuất được kiểm tra xuất trình các tài liệu liên quan khi cần thiết.
- Yêu cầu cơ sở sản xuất thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm thực hiện biện pháp khắc phục.
- Lấy mẫu để kiểm nghiệm khi cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?