Kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải tại mỗi đoạn sông phải bảo đảm những yêu cầu gì?
- Kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải tại mỗi đoạn sông phải bảo đảm những yêu cầu gì?
- Việc phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông được thực hiện trên cơ sở các căn cứ nào?
- Đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được xác định như thế nào?
Kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải tại mỗi đoạn sông phải bảo đảm những yêu cầu gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
Yêu cầu về kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ
1. Kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải tại mỗi đoạn sông phải được luận chứng, thuyết minh rõ về việc phân đoạn sông, xác định mục đích sử dụng nước, xác định lưu lượng dòng chảy, các thông số đánh giá, hệ số an toàn và việc lựa chọn phương pháp đánh giá quy định tại Thông tư này; kết quả đánh giá phải thể hiện rõ đoạn sông còn khả năng tiếp nhận hoặc không còn khả năng tiếp nhận đối với từng thông số ô nhiễm.
...
Theo đó, kết quả đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải tại mỗi đoạn sông phải được luận chứng, thuyết minh rõ về việc phân đoạn sông, xác định mục đích sử dụng nước, xác định lưu lượng dòng chảy, các thông số đánh giá, hệ số an toàn và việc lựa chọn phương pháp đánh giá quy định tại Thông tư này;
Kết quả đánh giá phải thể hiện rõ đoạn sông còn khả năng tiếp nhận hoặc không còn khả năng tiếp nhận đối với từng thông số ô nhiễm.
Khả năng tiếp nhận nước thải (Hình từ Internet)
Việc phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông được thực hiện trên cơ sở các căn cứ nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
Phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông
1. Việc phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở các căn cứ sau:
a) Vị trí nhập lưu, phân lưu trên sông;
b) Chức năng nguồn nước, mục đích sử dụng nước của sông; vị trí các công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải; vị trí công trình hồ chứa, công trình điều tiết nước trên sông;
c) Chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất ứng với độ mặn 4,0‰ đối với các đoạn sông bị ảnh hưởng của thủy triều;
d) Yêu cầu về bảo tồn, phát triển hệ sinh thái thủy sinh, giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng có liên quan đến nguồn nước;
đ) Đối với các sông liên quốc gia, liên tỉnh, ngoài việc căn cứ quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm d Khoản này, còn phải căn cứ vào đường biên giới quốc gia, địa giới hành chính cấp tỉnh.
...
Như vậy, việc phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông được thực hiện trên cơ sở các căn cứ sau:
- Vị trí nhập lưu, phân lưu trên sông;
- Chức năng nguồn nước, mục đích sử dụng nước của sông; vị trí các công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải; vị trí công trình hồ chứa, công trình điều tiết nước trên sông;
- Chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất ứng với độ mặn 4,0‰ đối với các đoạn sông bị ảnh hưởng của thủy triều;
- Yêu cầu về bảo tồn, phát triển hệ sinh thái thủy sinh, giá trị lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng có liên quan đến nguồn nước;
- Đối với các sông liên quốc gia, liên tỉnh, ngoài việc căn cứ quy định tại các điểm a, b, c và điểm d khoản này, còn phải căn cứ vào đường biên giới quốc gia, địa giới hành chính cấp tỉnh.
Đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được xác định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
Phân đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông
...
2. Đoạn sông được xác định như sau:
a) Một (01) đoạn sông được xác định bởi hai (02) mặt cắt liền kề có chiều dài từ 10km trở lên, trừ trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này.
Trường hợp khi xác định mà đoạn sông có chiều dài dưới 10km thì căn cứ vào mức độ biến đổi lưu lượng dòng chảy, mục đích sử dụng nước, yêu cầu bảo vệ nguồn nước xem xét ghép chung với đoạn sông liền kề;
b) Đối với đoạn sông bị ảnh hưởng của thủy triều mà có chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất ứng với độ mặn 4,0‰ thì được phân thành một đoạn;
c) Trường hợp sông chảy qua đô thị, khu bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo tồn giá trị văn hóa có liên quan đến nguồn nước thì được xem xét phân thành một đoạn.
Theo đó, đoạn sông để đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được xác định như sau:
- 1 đoạn sông được xác định bởi 2 mặt cắt liền kề có chiều dài từ 10km trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này.
Trường hợp khi xác định mà đoạn sông có chiều dài dưới 10km thì căn cứ vào mức độ biến đổi lưu lượng dòng chảy, mục đích sử dụng nước, yêu cầu bảo vệ nguồn nước xem xét ghép chung với đoạn sông liền kề;
- Đối với đoạn sông bị ảnh hưởng của thủy triều mà có chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất ứng với độ mặn 4,0‰ thì được phân thành một đoạn;
- Trường hợp sông chảy qua đô thị, khu bảo tồn đa dạng sinh học, khu bảo tồn giá trị văn hóa có liên quan đến nguồn nước thì được xem xét phân thành một đoạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?