Kết luận giám định trong tố tụng hình sự là gì? Kết luận giám định có được xem là một nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự?
Kết luận giám định trong tố tụng hình sự là gì?
Kết luận giám định được quy định tại Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Kết luận giám định
1. Kết luận giám định là văn bản do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức giám định lập để kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kết luận về vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định và phải chịu trách nhiệm về kết luận đó.
Nếu việc giám định do tập thể giám định tiến hành thì tất cả thành viên đều ký vào bản kết luận. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì mỗi người ghi ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận.
3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám định thì phải nêu rõ lý do, nếu kết luận chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
4. Kết luận giám định của người được trưng cầu giám định thuộc trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.
Như vậy, kết luận giám định trong tố tụng hình sự là văn bản do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức giám định lập để kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định.
Kết luận giám định trong tố tụng hình sự là gì? Kết luận giám định có được xem là một nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự? (hình từ internet)
Kết luận giám định có được xem là một nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự?
Nguồn chứng cứ được quy định tại Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Nguồn chứng cứ
1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác.
2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.
Theo đó, chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
- Vật chứng;
- Lời khai, lời trình bày;
- Dữ liệu điện tử;
- Kết luận giám định, định giá tài sản;
- Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
- Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
- Các tài liệu, đồ vật khác.
Như vậy, kết luận giám định được xem là một nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự.
Kết luận giám định phải được gửi đến cho ai?
Căn cứ theo Điều 213 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Kết luận giám định
1. Kết luận giám định phải ghi rõ kết quả giám định đối với những nội dung đã được trưng cầu, yêu cầu và những nội dung khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.
2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định, tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận giám định, cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
3. Để làm sáng tỏ nội dung kết luận giám định, cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định giải thích kết luận giám định; hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết.
Như vậy, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định, tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định.
Quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận giám định được quy định như thế nào?
Quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận giám định được quy định tại Điều 214 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị trưng cầu giám định của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định.
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận giám định cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan.
- Bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định; đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại. Trường hợp họ trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải lập biên bản.
- Trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không chấp nhận đề nghị của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về Gương chiếu hậu xe máy 2025 theo QCVN 14 2024 BGTVT? Lỗi không gương xe máy 2025: Mức phạt cao nhất, có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Thông báo họp phụ huynh cuối học kì 1 năm học 2024 2025 đơn giản, chi tiết? Thông báo mời họp phụ huynh cuối kì 1?
- Đáp án Vòng 3 Tự hào cuộc thi 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam?
- Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng đột xuất theo Nghị định 73? Tải về Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng đột xuất theo Nghị định 73?
- Lời nhận xét môn Lịch sử Địa lí theo Thông tư 27 cuối kì 1? Nhận xét môn Lịch sử Địa lí lớp 5 theo Thông tư 27?