Kết hôn với người chưa đủ tuổi bị phạt như thế nào? Mức phạt cho hành vi kết hôn với người chưa đủ tuổi là bao nhiêu? Không đăng ký kết hôn có thể làm khai sinh cho con được không?
- Pháp luật quy định độ tuổi kết hôn là bao nhiêu? Kết hôn với người chưa đủ tuổi có vi phạm pháp luật không?
- Mức phạt dành cho hành vi kết hôn với người chưa đủ tuổi là bao nhiêu?
- Không đăng ký kết hôn có thể làm giấy khai sinh cho con được không?
- Thời hạn đăng ký giấy khai sinh cho con là bao lâu từ lúc con mới sinh?
Pháp luật quy định độ tuổi kết hôn là bao nhiêu? Kết hôn với người chưa đủ tuổi có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ vào Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn cụ thể như sau:
"Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính."
Như vậy, độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật là: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên; nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Trường hợp của bạn và bạn gái là chưa đủ điều kiện để kết hôn theo luật định.
Kết hôn với người chưa đủ tuổi hay còn gọi là "tảo hôn" là một trong các hành vi bị cấm nêu tại điểm b khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Kết hôn với người chưa đủ tuổi bị phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức phạt dành cho hành vi kết hôn với người chưa đủ tuổi là bao nhiêu?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì mức phạt dành cho hành vi kết hôn với người chưa đủ tuổi được quy định tại Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:
"Điều 58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án."
Ngoài ra, người tổ chức kết hôn cho người chưa đủ tuổi kết hôn thì bị xử phạt hành chính, nặng hơn có thể bị phạt tù theo quy định tại Điều 183 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
"Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm."
Như vậy, kết hôn với người chưa đủ tuổi thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt cao nhất là 05 triệu đồng còn đối với người tổ chức tảo hôn cho người khác thì có thể đối mặt với hình phạt cao nhất là cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Không đăng ký kết hôn có thể làm giấy khai sinh cho con được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền được khai sinh, khai tử như sau:
"Điều 30. Quyền được khai sinh, khai tử
1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
2. Cá nhân chết phải được khai tử.
3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
4. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định."
Theo quy định trên cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. Vì vậy, trường hợp hai bạn chưa đăng ký kết hôn thì con vẫn được đăng ký khai sinh.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn thì dù bạn và bạn gái chưa đăng ký kết hôn nhưng vẫn có thể làm khai sinh cho con theo như quy định trên.
Thời hạn đăng ký giấy khai sinh cho con là bao lâu từ lúc con mới sinh?
Căn cứ vào quy định tại Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014 như sau:
"Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động."
Như vậy, thời hạn đăng ký giấy khai sinh cho con là 60 ngày kể từ khi sinh con. Trường hợp của bạn nếu chưa đủ điều kiện để đăng ký khai sinh cho con thì ông bà hoặc người thân thích khác của con bạn có thể đăng ký khai sinh cho con bạn theo như quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?