Kết cấu hạ tầng đường cao tốc gồm những gì? Việc bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc được quy định như thế nào?
- Kết cấu hạ tầng đường cao tốc gồm những gì?
- Nội dung quản lý nhà nước về khai thác công trình đường cao tốc có bao gồm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc không?
- Việc bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc được quy định như thế nào?
- Ai có trách nhiệm kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc của đơn vị bảo trì?
Kết cấu hạ tầng đường cao tốc gồm những gì?
Kết cấu hạ tầng đường cao tốc được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 32/2014/NĐ-CP thì kết cấu hạ tầng đường cao tốc gồm: Công trình đường cao tốc và hành lang an toàn đường cao tốc.
Kết cấu hạ tầng đường cao tốc gồm những gì? Việc bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc được quy định như thế nào? (Hinh từ Internet)
Nội dung quản lý nhà nước về khai thác công trình đường cao tốc có bao gồm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc không?
Nội dung quản lý nhà nước về khai thác công trình đường cao tốc có bao gồm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 32/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 25/2023/NĐ-CP như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về khai thác công trình đường cao tốc
1. Quản lý, khai thác, sử dụng công trình đường cao tốc, gồm:
a) Tổ chức giao thông trên đường cao tốc;
b) Quản lý, điều hành, giám sát giao thông trên đường cao tốc;
c) Thông tin trên đường cao tốc;
d) Tuần tra, tuần kiểm trên đường cao tốc;
đ) Đưa vào khai thác sử dụng và tạm dừng khai thác sử dụng đường cao tốc;
e) Thu tiền dịch vụ sử dụng đường cao tốc.
2. Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc.
3. Đảm bảo an toàn giao thông trên đường cao tốc, xử lý sự cố, cứu nạn, cứu hộ trên đường cao tốc.
Như vậy, theo quy định trên nội dung quản lý nhà nước về khai thác công trình đường cao tốc có bao gồm bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc.
Việc bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc được quy định như thế nào?
Việc bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc được quy định tại Điều 13 Nghị định 32/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 25/2023/NĐ-CP như sau:
- Bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Kết nối đường cao tốc
Việc kết nối đường bộ với đường cao tốc được xem xét, thực hiện trong các giai đoạn đầu tư xây dựng, khai thác đường cao tốc và phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
+ Vị trí, quy mô đầu tư xây dựng mới nút giao kết nối với đường cao tốc tuân thủ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc và các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng hoặc vị trí đã được xác định tại một trong các quy hoạch sau: Quy hoạch mạng lưới đường bộ, Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch vùng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch.
+ Trường hợp cần bổ sung kết nối của tuyến đường khác với đường cao tốc đang khai thác thì vị trí kết nối phải được cập nhật hoặc điều chỉnh tại một trong các quy hoạch theo điểm a khoản này. Việc bổ sung nút giao với đường cao tốc phải được sự chấp thuận của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý tuyến đường cao tốc. Kinh phí xây dựng bổ sung kết nối và các kinh phí khác có liên quan do chủ đầu tư của tuyến đường cần kết nối chịu trách nhiệm.
Ai có trách nhiệm kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc của đơn vị bảo trì?
Ai có trách nhiệm kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc của đơn vị bảo trì, thì theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 90/2014/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 45/2018/TT-BGTVT như sau:
Tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc
…
2. Trách nhiệm của nhà đầu tư, doanh nghiệp được giao quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc:
a) Kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc của đơn vị khai thác, bảo trì;
b) Phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương ngăn chặn, xử lý các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 8, khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
c) Thực hiện trách nhiệm như quy định đối với cơ quan quản lý đường cao tốc quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đối với công trình đường cao tốc do mình quản lý. Đồng thời, có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý đường cao tốc kết quả quản lý, khai thác theo quy định;
d) Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ tuần đường; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm kết cấu hạ tầng đường cao tốc.
…
Như vậy, theo quy định trên nhà đầu tư, doanh nghiệp được giao quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc có trách nhiệm kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc của đơn vị bảo trì.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên trung học cơ sở có mấy hạng? Giáo viên trung học cơ sở hạng mấy có trách nhiệm tham gia biên soạn sách giáo khoa?
- Mẫu đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy xác nhận thông báo cung cấp dịch vụ mạng xã hội mới nhất?
- Từ 25/12/2024, trang thông tin điện tử được phân loại như thế nào? Nguyên tắc quản lý trang thông tin điện tử ra sao?
- Quy trình kỹ thuật thu gom cơ giới chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân đến cơ sở tiếp nhận từ 3/2/2025 ra sao?
- Tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi? Tổng hợp các đoạn văn tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi?