Kể từ ngày bác sĩ kê đơn thuốc cổ truyền thì người bệnh có thể lĩnh thuốc trong thời hạn bao nhiêu ngày?

Cho tôi hỏi đối với việc kê đơn thuốc cổ truyền thì bác sĩ kê đơn có thể ghi đơn thuốc bằng tiếng nước ngoài hay không? Trường hợp có bệnh nhân tới khám được bác sĩ kê đơn nhưng không lĩnh thuốc trong ngày do công việc mà tới ngày hôm sau mới lên lĩnh, vậy thì có thể duyệt cho người này nhận thuốc không? Câu hỏi của anh Quốc Trung từ Hà Nội.

Khi kê đơn thuốc cổ truyền thì người kê đơn có được sử dụng tiếng nước ngoài để ghi đơn thuốc không?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 44/2018/TT-BYT quy định về cách ghi đơn thuốc như sau:

Hướng dẫn cách ghi đơn thuốc
1. Quy định chung về cách ghi đơn thuốc
a) Chữ viết tên thuốc theo ngôn ngữ tiếng Việt, chính xác, rõ ràng, ghi đủ theo các mục in trong đơn thuốc, sổ khám bệnh của người bệnh, tờ phơi điều trị trong hồ sơ bệnh án;
b) Ghi chính xác địa chỉ nơi người bệnh đang cư trú hoặc tạm trú;
c) Đối với trẻ em dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi và ghi thêm tên bố hoặc tên mẹ của trẻ;
d) Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên chữ ký của người kê đơn; ký, ghi rõ họ tên người kê đơn.
2. Cách ghi đơn thuốc đối với thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu.
a) Khi kê đơn thuốc thang ghi tên thường dùng, ghi rõ liều lượng, đơn vị tính, không viết tắt tên thuốc đối với các vị thuốc y học cổ truyền; Hướng dẫn cụ thể cách sắc thuốc, cách uống thuốc, thời gian uống thuốc;
b) Chỉ định rõ liều dùng, cách dùng và đường dùng:
c) Đối với thuốc thành phẩm do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự sản xuất thì ghi theo tên đã được Sở Y tế hoặc Bộ Y tế phê duyệt lưu hành nội bộ (trừ đơn vị do Bộ Quốc phòng quản lý); Đối với thuốc được lưu hành toàn quốc thì ghi tên thuốc theo tên đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành;
d) Trường hợp người kê đơn cho người bệnh dùng quá liều thông thường so với quy trình chuyên môn của Bộ Y tế hoặc phác đồ hướng dẫn điều trị thì phải ký xác nhận bên cạnh.
3. Thứ tự kê đơn thuốc trong đơn thuốc và hồ sơ bệnh án
a) Thứ tự kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu: Thuốc thang, thuốc thành phẩm.
Đối với thuốc thành phẩm, kê theo thứ tự: Thuốc dạng viên, thuốc dạng nước, thuốc dạng chè, thuốc dạng bột, thuốc dạng cao và các dạng thuốc khác;
b) Thứ tự kê đơn thuốc kết hợp: Kê thuốc hóa dược trước, thuốc cổ truyền và thuốc dược liệu sau.

Theo quy định trên thì khi kê đơn thuốc cổ truyền, bác sĩ phải ghi đơn thuốc bằng theo ngôn ngữ tiếng Việt, chính xác, rõ ràng, ghi đủ theo các mục in trong đơn thuốc, sổ khám bệnh của người bệnh, tờ phơi điều trị trong hồ sơ bệnh án.

Kể từ ngày bác sĩ kê đơn thuốc cổ truyền thì người bệnh có thể lĩnh thuốc trong thời hạn bao nhiêu ngày?

Kể từ ngày bác sĩ kê đơn thuốc cổ truyền thì người bệnh có thể lĩnh thuốc trong thời hạn bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)

Bác sĩ kê đơn thuốc cổ truyền cần có trách nhiệm gì đối với bệnh nhân của mình?

Căn cứ Điều 15 Thông tư 44/2018/TT-BYT quy định về tổ chức thực hiện như sau:

Tổ chức thực hiện
1. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền chủ trì phối hợp với Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Thông tư này.
2. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế Bộ, ngành có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Thông tư trên địa bàn, đơn vị quản lý;
b) Kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện Thông tư trong phạm vi địa bàn, đơn vị quản lý.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bán lẻ thuốc có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Thông tư này.
4. Người kê đơn thuốc có trách nhiệm:
a) Thực hiện các quy định về kê đơn thuốc tại Thông tư này và chịu trách nhiệm về đơn thuốc do mình kê cho người bệnh;
b) Hướng dẫn việc sử dụng thuốc, tư vấn chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt cho người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc; hướng dẫn người bệnh hoặc người nhà người bệnh phải thông báo ngay cho người kê đơn thuốc hoặc đến cơ sở y tế gần nhất khi có dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc.
5. Người bệnh và đại diện của người bệnh có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Thông tư này.

Như vậy, khi kê đơn thuốc cho bệnh nhân thì bác sĩ cần phải hướng dẫn việc sử dụng thuốc, tư vấn chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt cho người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc; hướng dẫn người bệnh hoặc người nhà người bệnh phải thông báo ngay cho người kê đơn thuốc hoặc đến cơ sở y tế gần nhất khi có dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thuốc.

Kể từ ngày bác sĩ kê đơn thuốc cổ truyền thì người bệnh có thể lĩnh thuốc trong thời hạn bao nhiêu ngày?

Căn cứ Điều 12 Thông tư 44/2018/TT-BYT quy định về thời hạn đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc, lưu đơn thuốc như sau:

Thời hạn đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc, lưu đơn thuốc
1. Đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc trong thời hạn tối đa là 05 ngày, kể từ ngày kê đơn thuốc.
2. Thời hạn lưu đơn thuốc đối với thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu là 03 tháng. Riêng các đơn thuốc có vị thuốc y học cổ truyền có độc tính được ban hành kèm theo Thông tư số 42/2017/TT-BYT ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc thì đơn thuốc lưu 06 tháng.

Theo quy định thì đơn thuốc cổ truyền có giá trị mua, lĩnh thuốc trong thời hạn tối đa là 05 ngày, kể từ ngày kê đơn thuốc.

Như vậy, trường hợp bệnh nhận tới khám và điều trị bệnh được bác sĩ kê đơn thuốc cổ truyền nhưng do công việc chưa thể lĩnh ngay trong ngày đó thì bệnh nhân vẫn có thể lên cơ sở khám chữa bệnh để lĩnh thuốc trong ngày hôm sau miễn còn trong thời hạn 05 ngày kế từ ngày kê đơn.

Thuốc cổ truyền Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thuốc cổ truyền
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền lưu hành toàn quốc thì sẽ cần phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Pháp luật
Muốn kinh doanh thuốc cổ truyền cần đáp ứng những điều kiện gì và cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền như thế nào?
Pháp luật
Vị thuốc A giao có được liệt kê vào danh mục vị thuốc cổ truyền thiết yếu hay không? Vị thuốc A giao được chế biến thế nào?
Pháp luật
Trong phát triển công nghiệp dược việc nghiên cứu sản xuất nguyên liệu làm thuốc từ nguồn dược liệu sẵn có được ưu tiên không?
Pháp luật
Việc thu hồi nguyên liệu làm thuốc và biện pháp xử lý nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trách nhiệm thu hồi vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc triển khai thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền theo hình thức bắt buộc được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Lô vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền bị thu hồi được phép khắc phục hoặc tái xuất trong trường hợp nào?
Pháp luật
Việc cập nhật tiêu chuẩn chất lượng của vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền và áp dụng dược điển cập nhật được quy định như thế nào?
Pháp luật
Để kê đơn thuốc cổ truyền thì bác sỹ có chứng chỉ đào tạo định hướng về chuyên khoa y học cổ truyền phải có tổi thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuốc cổ truyền
837 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuốc cổ truyền
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: