Kế toán của trường học công lập được xác định là công chức hay viên chức? Nhiệm vụ của kế toán trường học là gì?
Khái niệm công chức, viên chức?
Tại Điều 2 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức
"Điều 2. Căn cứ xác định công chức
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Nghị định này."
Bên cạnh đó, căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019), quy định về khái niệm công chức, như sau:
“2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”.
Khái niệm viên chức được quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 như sau:
"Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật."
Công chức và viên chức là hai đối tượng dễ gây nhầm lẫn, từ khái niệm trên ta có thể đưa ra được một trong những sự khác nhau cơ bản của công chức và viên chức là:
- Công chức phải là người Việt Nam, trở thành công chức theo hình thức tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ và giữ chức danh theo nhiệm kỳ.
- Viên chức phải là công dân Việt Nam, trở thành viên chức thông qua hình thức tuyển dụng vào vị trí việc làm theo chế độ hợp đồng làm việc.
>>> Xem thêm: Bảng lương công chức, viên chức mới nhất hiện nay Tải
Kế toán trường học công lập được xác định là công chức hay viên chức?
Kế toán trường học là công chức hay viên chức?
Từ khái niệm viên chức, được quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010, thì có thể nhận thấy kế toán trường học công lập làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc thì được gọi là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Nghị định 34/2012/NĐ-CP về chế độ phụ cấp công vụ, thì trường hợp viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập không được hưởng các chế độ phụ cấp công vụ.
Như vậy, kế toán trường học công lập được xác định là viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập.
Nhiệm vụ của kế toán trường học là gì?
Thông thường kế toán trường học là việc áp dụng các chế độ kế toán hiện hành vào các công việc hạch toán nghiệp vụ liên quan đến hoạt động thu - chi, nhận rút dự toán. Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về nhiệm vụ của kế toán trường học, vì còn tùy thuộc vào mỗi đơn vị trường học sẽ giao cho kế toán trường học các công việc khác nhau. Trong thực tế, nhiệm vụ chung của kế toán trường học sẽ bao gồm:
- Thực hiện thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán, chứng từ kế toán của trường học theo đối tượng và nội dung công việc kế toán dựa theo những chuẩn mực và chế độ kế toán theo quy định của pháp luật
- Giám sát các khoản thu - chi tài ngân sách, các nghĩa vụ thu nộp thanh toán nợ. Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản. Có trách nhiệm phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán
- Đưa ra những số liệu kế toán nhằm đề xuất các giải pháp cho yêu cầu quản trị và các quyết định kinh tế, tài chính của trường học
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
- Cần cung cấp những thông tin, số liệu kế toán, chứng từ kế toán của nhà trường khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật
- Bảo quản, lưu trữ hồ sơ, chứng từ sổ sách liên quan đến công tác tài chính theo quy định của pháp luật
- Tham gia các hội đồng: thi đua khen thưởng, xét học bổng,…và các hoạt động tổ chức đoàn thể trong nhà trường
- Hàng tháng tính lương cho giáo viên, trích lương để đóng bảo hiểm: BHXH, BHYT, BHTN… và chi lương
- Phải trả nhà cung cấp về thiết bị vật tư trường học, phải trả học sinh và các đối tượng khác, chi cho hoạt động thường xuyên
- Các khoản thu của hoạt động thường xuyên như: học phí của học sinh, kinh phí xây dựng...
Như vậy, nhiệm vụ của kế toán trong trường học thường phải căn cứ theo tình hình thu - chi thường xuyên và các khoản phát sinh thực tế trong năm của nhà trường. Cần phải tổng hợp được tình hình kinh tế tài chính trong năm, để lập ra thuyết minh dự toán cho năm tài chính tiếp theo của trường học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?