Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm được lập nhằm mục đích gì? Thời điểm lập kế hoạch là khi nào?
Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm được lập nhằm mục đích gì?
Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm được quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Quản lý nợ công 2017 như sau:
Kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm
1. Kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm bao gồm:
a) Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm;
b) Kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương hằng năm;
c) Hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm.
2. Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm được quy định như sau:
a) Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm được lập nhằm thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách và đầu tư công trong năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Nội dung kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm bao gồm vay để bù đắp bội chi ngân sách trung ương, trả nợ gốc, cho vay lại và cơ cấu lại nợ; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp, trả nợ cho vay lại; cơ cấu vốn vay và xác định nguồn để trả nợ;
c) Hằng năm, cùng với thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính lập kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ.
...
Như vậy, kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm được lập nhằm thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách và đầu tư công trong năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm bao gồm những nội dung nào?
Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm được quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Quản lý nợ công 2017 như sau:
Kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm
1. Kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm bao gồm:
a) Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm;
b) Kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương hằng năm;
c) Hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ hằng năm.
2. Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm được quy định như sau:
a) Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm được lập nhằm thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách và đầu tư công trong năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Nội dung kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm bao gồm vay để bù đắp bội chi ngân sách trung ương, trả nợ gốc, cho vay lại và cơ cấu lại nợ; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp, trả nợ cho vay lại; cơ cấu vốn vay và xác định nguồn để trả nợ;
c) Hằng năm, cùng với thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính lập kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ.
...
Bên cạnh đó, nội dung kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ được quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 94/2018/NĐ-CP như sau:
Nội dung kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm
1. Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ:
a) Kế hoạch huy động vốn vay gồm phát hành công cụ nợ trên thị trường vốn trong nước, vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế và huy động từ các nguồn vốn vay khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Kế hoạch sử dụng vốn vay gồm bù đắp bội chi ngân sách trung ương, trả nợ gốc đến hạn, cơ cấu lại các khoản nợ của Chính phủ, cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp vay lại từ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;
c) Kế hoạch trả nợ gồm gốc, lãi, phí và chi phí liên quan đến khoản vay, công cụ nợ phát hành, trong đó bao gồm kế hoạch trả nợ trực tiếp của Chính phủ và trả nợ vay về cho vay lại.
...
Như vậy, nội dung kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ bao gồm:
- Kế hoạch huy động vốn vay gồm phát hành công cụ nợ trên thị trường vốn trong nước, vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế và huy động từ các nguồn vốn vay khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
- Kế hoạch sử dụng vốn vay gồm bù đắp bội chi ngân sách trung ương, trả nợ gốc đến hạn, cơ cấu lại các khoản nợ của Chính phủ, cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp vay lại từ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;
- Kế hoạch trả nợ gồm gốc, lãi, phí và chi phí liên quan đến khoản vay, công cụ nợ phát hành, trong đó bao gồm kế hoạch trả nợ trực tiếp của Chính phủ và trả nợ vay về cho vay lại.
Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm được lập nhằm mục đích gì? Thời điểm lập kế hoạch là khi nào? (Hình từ Internet)
Thời điểm lập kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ là khi nào?
Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm được quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Quản lý nợ công 2017 như sau:
Kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm
...
2. Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm được quy định như sau:
a) Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm được lập nhằm thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách và đầu tư công trong năm kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Nội dung kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm bao gồm vay để bù đắp bội chi ngân sách trung ương, trả nợ gốc, cho vay lại và cơ cấu lại nợ; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp, trả nợ cho vay lại; cơ cấu vốn vay và xác định nguồn để trả nợ;
c) Hằng năm, cùng với thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính lập kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ.
...
Theo quy định hằng năm, cùng với thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính lập kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?