Kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan theo quy định bao gồm những nội dung nào?

Cho tôi hỏi kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan theo quy định bao gồm những nội dung nào? Căn cứ xét duyệt kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan gồm những gì? Câu hỏi của anh Danh từ Phan Thiết.

Kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan theo quy định bao gồm những nội dung nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định về việc lập kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ như sau:

Lập kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ
1. Đơn vị quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ căn cứ yêu cầu về nghiệp vụ thực hiện việc xây dựng, báo cáo nhu cầu trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ cùng thời điểm lập dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm hoặc theo từng chương trình, kế hoạch cụ thể của Tổng cục Hải quan.
2. Kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ phải được tập thể lãnh đạo đơn vị thống nhất trước khi trình Tổng cục Hải quan. Kế hoạch bao gồm những nội dung chính sau:
- Sự cần thiết trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ (nêu rõ lý do cần trang bị; số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ tại đơn vị; trang bị mới hay trang bị thay thế).
- Phương án sử dụng (địa bàn, đơn vị sử dụng).
- Yêu cầu về vũ khí, công cụ hỗ trợ (số lượng, chủng loại, tính năng, tác dụng, thông số cơ bản nếu có).
- Bảng thống kê theo mẫu số 2 đính kèm Quyết định này.
...

Như vậy, theo quy định thì kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan bao gồm những nội dung chính sau đây:

(1) Sự cần thiết trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ (nêu rõ lý do cần trang bị; số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ tại đơn vị; trang bị mới hay trang bị thay thế).

(2) Phương án sử dụng (địa bàn, đơn vị sử dụng).

(3) Yêu cầu về vũ khí, công cụ hỗ trợ (số lượng, chủng loại, tính năng, tác dụng, thông số cơ bản nếu có).

(4) Bảng thống kê theo mẫu: TẢI VỀ

Kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan theo quy định bao gồm những nội dung nào?

Kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan theo quy định bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)

Căn cứ xét duyệt kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan gồm những gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 6 Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định về việc lập kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ như sau:

Lập kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ
...
2. Kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ phải được tập thể lãnh đạo đơn vị thống nhất trước khi trình Tổng cục Hải quan. Kế hoạch bao gồm những nội dung chính sau:
- Sự cần thiết trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ (nêu rõ lý do cần trang bị; số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ tại đơn vị; trang bị mới hay trang bị thay thế).
- Phương án sử dụng (địa bàn, đơn vị sử dụng).
- Yêu cầu về vũ khí, công cụ hỗ trợ (số lượng, chủng loại, tính năng, tác dụng, thông số cơ bản nếu có).
- Bảng thống kê theo mẫu số 2 đính kèm Quyết định này.
3. Thẩm định kế hoạch:
a) Căn cứ xét duyệt:
- Đối tượng, loại vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị quy định tại Điều 5 Quy chế này.
- Hiện trạng vũ khí, công cụ hỗ trợ đã trang bị cho đơn vị.
- Yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.
- Yêu cầu phát triển, hiện đại hóa của ngành Hải quan.
b) Cục Tài vụ - Quản trị tổng hợp nhu cầu, phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu: rà soát, thẩm định kế hoạch trang bị của đơn vị (chỉ xem xét những kế hoạch có đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này); xây dựng kế hoạch trang bị toàn ngành, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
...

Như vậy, theo quy định thì căn cứ xét duyệt kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ gồm:

(1) Đối tượng, loại vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị.

(2) Hiện trạng vũ khí, công cụ hỗ trợ đã trang bị cho đơn vị.

(3) Yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.

(4) Yêu cầu phát triển, hiện đại hóa của ngành Hải quan.

Sau khi kế hoạch trang bị được quyết định thì đơn vị nào có trách nhiệm đề nghị Bộ Công an cấp Giấy phép trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ?

Căn cứ khoản 4 Điều 6 Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định về việc lập kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ như sau:

Lập kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ
...
3. Thẩm định kế hoạch:
a) Căn cứ xét duyệt:
- Đối tượng, loại vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị quy định tại Điều 5 Quy chế này.
- Hiện trạng vũ khí, công cụ hỗ trợ đã trang bị cho đơn vị.
- Yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.
- Yêu cầu phát triển, hiện đại hóa của ngành Hải quan.
b) Cục Tài vụ - Quản trị tổng hợp nhu cầu, phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu: rà soát, thẩm định kế hoạch trang bị của đơn vị (chỉ xem xét những kế hoạch có đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này); xây dựng kế hoạch trang bị toàn ngành, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
4. Về Giấy phép trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ: Căn cứ kế hoạch trang bị đã được cấp có thẩm quyền quyết định, Cục Tài vụ - Quản trị báo cáo Tổng cục Hải quan để có văn bản đề nghị Bộ Công an (Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) cấp giấy phép trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ. Thủ tục xin cấp giấy phép trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 20 (đối với vũ khí quân dụng), Điều 29 (đối với vũ khí thô sơ), Điều 56 (đối với công cụ hỗ trợ) Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
5. Việc tổ chức mua sắm vũ khí, công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.
...

Như vậy, theo quy định, căn cứ kế hoạch trang bị đã được cấp có thẩm quyền quyết định, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị Bộ Công an cấp Giấy phép trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ.

Công cụ hỗ trợ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người dân có được trang bị bình xịt hơi cay tại nhà với mục đích phòng thân khi cần thiết hay không?
Pháp luật
Gậy baton là gì? Người dân mang gậy baton kim loại bên mình để tự vệ có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Ai được phép sử dụng còng số 8? Người có hành vi sử dụng còng số 8 trái phép sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Công an được giao sử dụng còng số 8 có trách nhiệm như thế nào? Công an bị tấn công bằng dao thì có được phép dùng còng số 8 để bắt giữ người không?
Pháp luật
Gậy 3 khúc có phải là công cụ hỗ trợ không? Sử dụng gậy 3 khúc để tự vệ có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Mua roi điện để tự vệ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 20.000.000 đồng có đúng hay không?
Pháp luật
Gậy cảnh sát có phải vũ khí quân dụng không? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong sử dụng gậy cảnh sát?
Pháp luật
Địa điểm xây dựng kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom phải tuân thủ những gì?
Pháp luật
Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù không được mang những loại công cụ hỗ trợ nào vào cơ sở giam giữ?
Pháp luật
Đi đào cây cảnh nhặt được lựu đạn cay (công cụ hỗ trợ) thì có phải giao nộp cho Ủy ban nhân dân hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công cụ hỗ trợ
621 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công cụ hỗ trợ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: