Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 498/QĐ-TCHQ 2019 Quy chế quản lý sử dụng vũ khí công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan

Số hiệu: 498/QĐ-TCHQ Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Nguyễn Dương Thái
Ngày ban hành: 18/03/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 498/QĐ-TCHQ

Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRONG NGÀNH HẢI QUAN

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

Căn cứ Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;

Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;

Căn cứ các Thông tư của Bộ Công an: số 16/2018/TT-BCA ngày 15 tháng 5 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; số 17/2018/TT-BCA ngày 15 tháng 5 năm 2018 quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Tài vụ - Quản trị,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 2002/QĐ-TCHQ ngày 05 tháng 6 năm 2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan.

Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Tổng cục trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, TVQT (10b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Dương Thái

QUY CHẾ

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRONG NGÀNH HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 498/QĐ-TCHQ ngày 18 tháng 3 năm 2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy chế này quy định việc quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, chất ma túy qua biên giới, đảm bảo an ninh biên giới, an ninh quốc gia và nhiệm vụ bảo vệ cơ quan trừ các trường hợp sau:

a) Quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ của các Ban, Đội dân quân tự vệ: thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.

b) Quản lý, sử dụng động vật nghiệp vụ: thực hiện theo Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định về trang bị, quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ của ngành Hải quan.

2. Vũ khí, công cụ hỗ trợ thuộc phạm vi điều chỉnh tại Quy chế này được hình thành từ các nguồn sau:

a) Mua sắm từ nguồn kinh phí hoạt động của Tổng cục Hải quan.

b) Mua sắm từ các nguồn kinh phí khác: nguồn vốn viện trợ, vốn vay....

c) Được cấp bằng hiện vật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong ngành Hải quan liên quan đến việc quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ

1. Việc quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sau đây viết tắt là Nghị định 79/2018/NĐ-CP); các Thông tư của Bộ Công an: số 16/2018/TT-BCA ngày 15 tháng 5 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sau đây viết tắt là Thông tư số 16/2018/TT-BCA); số 17/2018/TT-BCA ngày 15 tháng 5 năm 2018 quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ (sau đây viết tắt là Thông tư số 17/2018/TT-BCA); các văn bản hướng dẫn khác của nhà nước và quy định tại Quy chế này.

2. Vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nhà nước; đúng quy định tại Điều 5 Quy chế này; phù hợp với nhu cầu, tình hình thực tiễn của đơn vị tiếp nhận, sử dụng; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.

3. Người quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải đáp ứng quy định tại Điều 8 Quy chế này.

4. Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật và hạn chế tối đa thiệt hại gây ra.

5. Có biện pháp xử lý kịp thời khi vũ khí, công cụ hỗ trợ hết hạn sử dụng, không còn khả năng sử dụng hoặc không còn nhu cầu sử dụng.

6. Trường hợp bị mất vũ khí, công cụ hỗ trợ, các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc xảy ra sự cố đối với kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ, đơn vị phải áp dụng mọi biện pháp để truy tìm, khắc phục; báo cáo ngay Tổng cục Hải quan và cơ quan đã cấp giấy phép, giấy xác nhận để có biện pháp xử lý theo quy định.

7. Việc quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ phải được thực hiện nghiêm túc, có sổ theo dõi riêng và được nhập liệu trên phần mềm Quản lý tài sản nội ngành Tài chính.

Điều 4. Các hành vi bị cấm

1. Trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ không đúng đối tượng, không đúng chủng loại theo quy định; tự ý trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.

2. Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ không đúng quy định, sai mục đích. Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Không giao trả vũ khí, công cụ hỗ trợ cho cơ quan sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc hết thời hạn được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ. Mang vũ khí, công cụ hỗ trợ về nhà riêng (trừ trường hợp đặc biệt do yêu cầu công tác phải được sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị. Trường hp khẩn cấp, thủ trưởng đơn vị chỉ đạo trực tiếp hoặc qua điện thoại nhưng phải bổ sung bằng văn bản sau).

4. Chiếm giữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ là tang vật của tổ chức, cá nhân mang trái phép vào Việt Nam do cơ quan, đơn vị Hải quan phát hiện, thu hồi được khi thi hành công vụ.

5. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ.

6. Mang trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

7. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí, công cụ hỗ trợ được giao.

8. Vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn.

9. Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ; trừ trường hợp trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê vũ khí thô sơ để làm hiện vật trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

10. Chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.

11. Chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

12. Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ dưới mọi hình thức.

13. Che giấu, không tố giác, giúp người khác chế tạo, sản xuất, mang, mua bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.

14. Đào bới, tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

15. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; không báo cáo, báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.

16. Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.

Chương II

TRANG BỊ VŨ KHÍ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ

Điều 5. Đối tượng, loại vũ khí, công cụ hỗ trợ trang bị

1. Cục Điều tra chống buôn lậu, lực lượng điều tra chống buôn lậu, Hải quan cửa khẩu thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực thi nhiệm vụ, trong đó:

a) Vũ khí quân dụng gồm: súng ngắn, súng tiểu liên và đạn sử dụng cho các loại súng này.

b) Vũ khí thô sơ gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.

c) Công cụ hỗ trợ gồm: Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này; phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa; lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ; dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh.

2. Lực lượng bảo vệ cơ quan được trang bị các loại công cụ hỗ trợ gồm: dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao.

3. Các đơn vị Hải quan được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ đã mất tính năng, tác dụng để trưng bày.

4. Trường hợp cần thiết phải trang bị loại vũ khí quân dụng ngoài quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này hoặc loại công cụ hỗ trợ khác ngoài quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này, các đơn vị báo cáo cụ thể để Tổng cục Hải quan xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

Điều 6. Lập kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ

1. Đơn vị quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ căn cứ yêu cầu về nghiệp vụ thực hiện việc xây dựng, báo cáo nhu cầu trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ cùng thời điểm lập dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm hoặc theo từng chương trình, kế hoạch cụ thể của Tổng cục Hải quan.

2. Kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ phải được tập thể lãnh đạo đơn vị thống nhất trước khi trình Tổng cục Hải quan. Kế hoạch bao gồm những nội dung chính sau:

- Sự cần thiết trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ (nêu rõ lý do cần trang bị; số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ tại đơn vị; trang bị mới hay trang bị thay thế).

- Phương án sử dụng (địa bàn, đơn vị sử dụng).

- Yêu cầu về vũ khí, công cụ hỗ trợ (số lượng, chủng loại, tính năng, tác dụng, thông số cơ bản nếu có).

- Bảng thống kê theo mẫu số 2 đính kèm Quyết định này.

3. Thẩm định kế hoạch:

a) Căn cứ xét duyệt:

- Đối tượng, loại vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị quy định tại Điều 5 Quy chế này.

- Hiện trạng vũ khí, công cụ hỗ trợ đã trang bị cho đơn vị.

- Yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.

- Yêu cầu phát triển, hiện đại hóa của ngành Hải quan.

b) Cục Tài vụ - Quản trị tổng hợp nhu cầu, phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu: rà soát, thẩm định kế hoạch trang bị của đơn vị (chỉ xem xét những kế hoạch có đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này); xây dựng kế hoạch trang bị toàn ngành, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

4. Về Giấy phép trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ: Căn cứ kế hoạch trang bị đã được cấp có thẩm quyền quyết định, Cục Tài vụ - Quản trị báo cáo Tổng cục Hải quan để có văn bản đề nghị Bộ Công an (Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) cấp giấy phép trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ. Thủ tục xin cấp giấy phép trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 20 (đối với vũ khí quân dụng), Điều 29 (đối với vũ khí thô sơ), Điều 56 (đối với công cụ hỗ trợ) Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

5. Việc tổ chức mua sắm vũ khí, công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.

6. Trường hợp được cấp có thẩm quyền cấp hiện vật vũ khí, công cụ hỗ trợ, đơn vị được trang bị báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Cục Tài vụ - Quản trị) phê duyệt chủ trương trước khi tổ chức tiếp nhận tài sản.

Điều 7. Vận chuyển và giấy phép vận chuyển vũ khí, công cụ hỗ trợ

1. Việc vận chuyển vũ khí, thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển vũ khí thực hiện theo Điều 33 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

2. Việc vận chuyển công cụ hỗ trợ, thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ thực hiện theo Điều 59 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Chương III

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ

Điều 8. Tiêu chuẩn của cá nhân được giao quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ

1. Người được giao sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao.

c) Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án.

d) Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp Giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.

e) Thuộc một trong các đối tượng sau:

- Công chức Hải quan được giao nhiệm vụ điều tra chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, chất ma túy qua biên giới; đảm bảo an ninh biên giới, an ninh quốc gia thuộc các đơn vị được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế này.

- Lực lượng bảo vệ cơ quan.

2. Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ (sau đây gọi tắt là người quản lý) phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao.

c) Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án.

d) Là công chức Hải quan, đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp Chứng chỉ về quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ; Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

e) Nắm vững nội quy, chế độ quản lý, bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ.

3. Người được giao quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ đã được làm mất tính năng, tác dụng để dùng cho mục đích trưng bày không cần qua huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.

Điều 9. Quy định về sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ

1. Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải tuân theo quy định hiện hành của pháp luật và của Tổng cục Hải quan. Khi sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải được người có thẩm quyền cho phép và ghi vào hồ sơ, sổ sách theo dõi; sau khi sử dụng xong phải bàn giao lại cho người quản lý để bảo dưỡng, bảo quản và ký nhận vào sổ theo dõi.

2. Người được giao sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ khi mang vũ khí, công cụ hỗ trợ phải mang theo giấy phép, giấy chứng nhận sử dụng quy định của pháp luật.

3. Việc sử dụng vũ khí quân dụng thực hiện theo quy định tại Điều 22, Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

4. Việc sử dụng vũ khí thô sơ thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

5. Việc sử dụng công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 61 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

6. Vũ khí, công cụ hỗ trợ đã được làm mất tính năng, tác dụng và được cấp giấy phép sử dụng chỉ được dùng cho mục đích triển lãm, trưng bày. Nghiêm cấm lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ này để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân và vi phạm các hành vi bị cấm tại Quy chế này. Thủ trưởng đơn vị được giao quản lý, sử dụng có trách nhiệm theo dõi, quản lý chặt chẽ số vũ khí, công cụ hỗ trợ đã được làm mất tính năng, tác dụng như các vũ khí, công cụ hỗ trợ thông thường.

7. Trách nhiệm của đơn vị, cá nhân trong việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ quy định tại Điều 13 Quy chế này.

Điều 10. Quy định về bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ

1. Đơn vị quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ có trách nhiệm bảo quản các tài sản này theo quy định để đảm bảo vũ khí, công cụ hỗ trợ luôn trong tình trạng tốt nhất, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ khi cần.

2. Quy định về bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ khi không sử dụng:

a) Vũ khí, công cụ hỗ trợ khi không sử dụng phải được bảo quản trong kho, nơi cất giữ.

- Kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ phải được bố trí địa điểm bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ; xây dựng phương án bảo vệ; có nội quy được người đứng đầu đơn vị được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ phê duyệt. Kho vũ khí, công cụ hỗ trợ được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực an ninh do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

- Đơn vị phải trang bị tủ bảo quản được làm bằng sắt, thép hoặc vật liệu tổng hợp bảo đảm chắc chắn, an toàn để bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ.

b) Yêu cầu về kê xếp vũ khí, công cụ hỗ trợ:

- Vũ khí, công cụ hỗ trợ phải được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng theo từng chủng loại, nhãn hiệu. Các trang thiết bị giống nhau về hình dạng, chủng loại và chất lượng được xếp vào cùng một hòm, hộp; đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các hộp, hòm.

- Khi kê xếp, không chồng quá cao các thiết bị lên nhau nhằm tránh trường hợp các thiết bị bên dưới bị méo, bẹp.

- Không xếp chung vũ khí, công cụ hỗ trợ với các loại hóa chất trong cùng một tủ hoặc một nhà kho. Những thiết bị phụ kiện đi kèm phải để trên giá k riêng.

- Các loại súng khi đưa vào kho phải tháo rời băng đạn (không còn đạn trong súng). Trường hợp vũ khí, công cụ hỗ trợ và đạn sử dụng cho các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ để cùng kho, nơi cất giữ; việc sắp xếp phải độc lập, súng không xếp chung với đạn trong cùng một tủ.

- Mũ chống đạn khi lưu kho sử dụng thùng gỗ để bảo quản. Các mũ phải được bao gói kỹ, có chống ẩm, tách rời nhau; xếp theo phương thẳng đứng, không để chồng, chèn lên nhau hoặc để vật khác đè lên; thùng bảo quản để ở nơi thoáng mát.

- Áo giáp chống đạn khi lưu kho sử dụng thùng gỗ để bảo quản, trong đó: tấm tăng cường phải được bao gói kỹ, có chống ẩm, chống trầy xước, ở giữa các tấm phải lót giấy mềm và phải để tách rời nhau, xếp theo phương thẳng đứng, không để chồng, chèn lên nhau hoặc để vật khác đè lên; tấm giáp chống đạn được cất giữ trong vỏ thân áo phải được bao gói kỹ, chống ẩm tốt, để trong thùng gỗ riêng, không xếp chồng, xếp chèn.

- Định kỳ đảo hòm, hộp chứa đựng vũ khí, công cụ hỗ trợ mỗi năm một lần theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ giữa ra hai bên. Trường hợp hòm, hộp bị hư hỏng phải sửa chữa hoặc thay mới.

c) Định kỳ (tuần, tháng, quý tùy theo điều kiện của đơn vị) tổ chức kiểm tra vũ khí, công cụ hỗ trợ để đảm bảo tính sẵn sàng chiến đấu, trong đó lưu ý đối với vũ khí, công cụ hỗ trợ không sử dụng được (do hư hỏng, hết hóa chất hoặc hết hạn sử dụng...) phải báo cáo cấp có thẩm quyền để sửa chữa hoặc xử lý, thanh lý theo quy định. Trường hợp sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ, đơn vị thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép sửa chữa theo quy định tại Điều 34 (đối với vũ khí) và Điều 60 (đối với công cụ hỗ trợ) Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; trình tự, thủ tục lựa chọn đơn vị sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.

d) Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, có biện pháp phòng chống han, gỉ, mối, mọt, ẩm, mốc, mất mát, cháy, nổ và các trường hợp nguy hiểm khác đối với vũ khí, công cụ hỗ trợ; thực hiện vệ sinh trong, ngoài kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ.

3. Quy định về bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ sau khi sử dụng:

a) Sau khi sử dụng súng, người được giao sử dụng phải lau chùi toàn bộ súng và các bộ phận tiếp xúc với khí thuốc sạch sẽ, lau dầu cho những bộ phận chuyển động.

b) Sau khi sử dụng công cụ hỗ trợ, người được giao sử dụng công cụ hỗ trợ phải tiến hành lau chùi sạch sẽ, kiểm tra các bộ phận của công cụ hỗ trợ theo đúng quy trình của nhà sản xuất.

4. Việc bảo quản đối với vũ khí, công cụ hỗ trợ đã được làm mất tính năng, tác dụng và được cấp phép sử dụng cho mục đích triển lãm, trưng bày thực hiện theo quy định về bảo quản hiện vật triển lãm, trưng bày nhưng phải đảm bảo an ninh, an toàn, không để mất mát.

Điều 11. Lập và quản lý hồ sơ vũ khí, công cụ hỗ trợ

1. Hồ sơ vũ khí, công cụ hỗ trợ bao gồm:

a) Tài liệu hình thành: Văn bản chấp thuận mua sắm của cấp có thẩm quyền, giấy phép trang bị, hợp đồng mua bán, hóa đơn GTGT, thanh lý hợp đồng mua bán, các văn bản về trao tặng, điều chuyển, tiếp nhận hiện vật...

b) Biên bản bàn giao (theo Mẫu số 6 đính kèm Quy chế này); Phiếu xuất kho; Quyết định điều chuyển...

c) Tài liệu kỹ thuật: Hướng dẫn sử dụng, bảo trì, khắc phục sự cố, catalogue (bản tiếng Anh/ tiếng Việt/ đĩa CD...) đi kèm do nhà sản xuất cung cấp (nếu có).

d) Sổ theo dõi vũ khí, công cụ hỗ trợ tại đơn vị (theo Mẫu số 4 đính kèm Quy chế này).

e) Nhật ký sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ (theo Mẫu số 5 đính kèm Quy chế này).

g) Hồ sơ sửa chữa, nâng cấp, cải tạo (nếu có); Các văn bản liên quan đến thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ.

h) Giấy phép sử dụng, giấy xác nhận đăng ký cấp cho vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định.

i) Cơ sở dữ liệu về tài sản nhà nước.

2. Trách nhiệm của các đơn vị trong việc quản lý, lưu trữ hồ sơ vũ khí, công cụ hỗ trợ:

a) Đơn vị được giao nhiệm vụ mua sắm/ điều phối tiếp nhận hiện vật có trách nhiệm:

a.1) Lập và lưu giữ các hồ sơ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

a.2) Tổng hợp hồ sơ báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Cục Tài vụ - Quản trị) để ban hành Quyết định điều chuyển tài sản theo quy định hiện hành. Hồ sơ báo cáo bao gồm:

- Văn bản đề nghị điều chuyển.

- Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển kèm theo phụ lục về tên, số lượng, chủng loại, giá trị (đã phân bổ các chi phí liên quan đến việc hình thành, đào tạo...)...

- Bản sao các hồ sơ, giấy tờ có liên quan: văn bản phê duyệt mua sắm, hợp đồng, hóa đơn...

Căn cứ Quyết định điều chuyển, đơn vị được giao nhiệm vụ mua sắm/ điều phối tiếp nhận hiện vật có trách nhiệm lập biên bản bàn giao, phiếu xuất kho cho đơn vị quản lý, sử dụng, đồng thời cung cấp bản chính các tài liệu quy định tại điểm b khoản 1 Điều này cho đơn vị quản lý, sử dụng.

a.3) Cung cấp 01 bộ bản chính các tài liệu quy định tại điểm c khoản 1 Điều này cho đơn vị quản lý, sử dụng.

a.4) Thực hiện các thủ tục để được cấp lần đầu Giấy phép sử dụng, giấy xác nhận đăng ký cấp cho vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 14 Quy chế này, giao Giấy phép sử dụng, giấy xác nhận đăng ký cho đơn vị quản lý, sử dụng theo quy định.

b) Đơn vị quản lý, sử dụng có trách nhiệm:

- Lưu trữ, quản lý hồ sơ quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này để sử dụng khi cần.

- Lập, quản lý sổ theo dõi chung cho tất cả vũ khí, công cụ hỗ trợ tại đơn vị quy định tại điểm d khoản 1 Điều này để nắm được số lượng, chủng loại cũng như hiện trạng trang thiết bị.

- Lập, quản lý Nhật ký sử dụng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này để nắm bắt tình hình sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại đơn vị.

- Lập, quản lý các hồ sơ quy định tại điểm g khoản 1 Điều này.

- Quản lý, sử dụng hồ sơ tại điểm h khoản 1 Điều này theo quy định. Luôn mang theo khi sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ. Thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại theo quy định tại Điều 14 Quy chế này.

- Nhập liệu vào cơ sở dữ liệu về tài sản nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan nhưng không công khai cơ sở dữ liệu về vũ khí, công cụ hỗ trợ.

Điều 12. Thanh lý, xử lý vũ khí, công cụ hỗ trợ

1. Việc xử lý điều chuyển, thu hồi, thanh lý các vũ khí, công cụ hỗ trợ phải tuân theo quy định hiện hành về quản lý tài sản của nhà nước và Tổng cục Hải quan.

Hồ sơ đề nghị thanh lý, xử lý tài sản gửi về Tổng cục Hải quan quyết định phải bao gồm: danh mục vũ khí, công cụ hỗ trợ đề nghị xử lý, biên bản kiểm tra định kỳ vũ khí, công cụ hỗ trợ của đơn vị hoặc ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn. Trường hợp thanh lý tài sản, sau khi có quyết định thanh lý tài sản, đơn vị thực hiện giao nộp vũ khí, công cụ hỗ trợ cho cơ quan công an xử lý, tiêu hủy theo quy định.

2. Trường hợp vũ khí, công cụ hỗ trợ không còn đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ (hư hỏng, không đảm bảo tính năng, tác dụng...) nhưng đơn vị có nhu cầu sử dụng để trưng bày:

a) Đơn vị báo cáo Tổng cục Hải quan phê duyệt chủ trương làm mất tính năng, tác dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày. Văn bản đề nghị nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nguồn gốc, xuất xứ của từng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ.

b) Sau khi được Tổng cục Hải quan phê duyệt, đơn vị lập hồ sơ và nộp tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) theo quy định tại Điều 5 Nghị định 79/2018/NĐ-CP. Người được cử đến liên hệ phải có giấy giới thiệu của cơ quan và một trong các giấy tờ sau: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

3. Các thay đổi khi xử lý vũ khí, công cụ hỗ trợ thu hồi, điều chuyển, thanh lý phải được ghi cụ thể vào sổ lý lịch vũ khí, công cụ hỗ trợ.

Điều 13. Quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong quá trình quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ

1. Quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị, thủ trưởng đơn vị quản lý, sử dụng:

a) Nắm vững các quy định của Quy chế này, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ. Thực hiện đúng các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Quy chế này.

b) Bố trí người quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 8 Quy chế này.

c) Chỉ giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho những đối tượng đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy chế này.

Việc giao vũ khí, công cụ hỗ trợ thực hiện trong giới hạn thời gian nhất định tùy theo tính chất, yêu cầu của công việc và phải được thể hiện trong kế hoạch triển khai hoặc bằng văn bản riêng. Trường hợp do yêu cầu công tác đặc biệt, có thể cho phép người sử dụng mang súng về nhà riêng, thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về quyết định này.

d) Xây dựng kế hoạch trang bị, đào tạo, sửa chữa (nếu có) cùng thời điểm lập dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm hoặc theo từng chương trình, kế hoạch cụ thể của Tổng cục Hải quan để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung kế hoạch theo quy định tại Điều 6, Điều 15 và Mẫu số 2 Quy chế này.

e) Tổ chức giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ đúng quy định, đúng mục đích. Thủ trưởng đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo công tác kiểm tra việc giữ gìn, bảo quản, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong đơn vị.

g) Quản lý chặt chẽ các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị theo quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Trách nhiệm của các cá nhân trong quá trình quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ:

a) Trách nhiệm của người quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ:

- Tham mưu, giúp thủ trưởng đơn vị: quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ của đơn vị; thực hiện cấp phát, điều động, thu hồi trong phạm vi đơn vị quản lý theo phê duyệt của người có thẩm quyền; thực hiện kiểm tra, đánh giá, kiểm kê vũ khí, công cụ hỗ trợ của đơn vị.

- Thống kê, ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi việc cấp phát, tiếp nhận, thu hồi, điều chuyển, điều động, chuyển cấp, hư hỏng, mất, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ. Khi bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho cá nhân sử dụng phải ghi chép đầy đủ vào Nhật ký sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ (theo Mẫu số 5 đính kèm Quy chế này); kiểm tra vũ khí, công cụ hỗ trợ khi cá nhân giao trả sau khi sử dụng.

- Thực hiện đúng các quy định về bảo quản, quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ; thường xuyên kiểm tra, có biện pháp phòng chống han, gỉ, mối, mọt, ẩm, mốc, mất mát, cháy, nổ và các trường hợp nguy hiểm khác đối với vũ khí, công cụ hỗ trợ; thực hiện vệ sinh trong, ngoài kho, nơi cất giữ vũ khí, công cụ hỗ trợ.

- Lập báo cáo định kỳ (theo Mẫu số 3 đính kèm Quy chế này), hoặc đột xuất (theo yêu cầu) gửi Tổng cục Hải quan.

- Lập và ghi chép đầy đủ sổ theo dõi vũ khí, công cụ hỗ trợ toàn đơn vị (theo Mẫu số 4 đính kèm Quy chế này). Sổ theo dõi vũ khí, công cụ hỗ trợ được quản lý theo năm.

- Phối hợp tham gia đoàn kiểm tra của đơn vị cấp trên.

- Thực hiện các quy định khác về quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Quy chế này và của pháp luật.

b) Trách nhiệm của người sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ:

- Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật và của Tổng cục Hải quan; không vi phạm các hành vi bị cấm quy định tại Điều 4 Quy chế này làm ảnh hưởng đến công tác và uy tín của ngành.

- Kiểm tra vũ khí, công cụ hỗ trợ khi được bàn giao. Trường hợp có hư hỏng phải báo cáo ngay người quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ và thủ trưởng đơn vị để có biện pháp xử lý.

- Sau khi kết thúc nhiệm vụ, hoặc hết thời hạn được giao vũ khí, công cụ hỗ trợ phải giao trả lại đơn vị để quản lý tập trung.

- Trong quá trình được giao vũ khí, công cụ hỗ trợ phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, không để mất mát, hư hỏng; bảo quản theo đúng quy định.

- Trường hợp bị mất vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc giấy phép sử dụng phải báo cáo ngay với cấp trên trực tiếp, phối hợp với đơn vị, cá nhân có liên quan để truy tìm.

- Trường hợp chuyển công tác, thôi việc, về hưu hoặc không đủ tiêu chuẩn, điều kiện tiếp tục được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải bàn giao lại cho người có trách nhiệm quản lý; lập biên bản bàn giao có đầy đủ chữ ký (ghi rõ họ tên) và được lãnh đạo trực tiếp ký xác nhận (biên bản bàn giao được lập phải có đầy đủ thông tin về chủng loại, số lượng, chất lượng, số ký mã hiệu, thiết bị đi kèm). Nghiêm cấm việc giữ lại các chi tiết, phụ tùng đi kèm theo vũ khí, công cụ hỗ trợ đã được giao.

- Phối hợp tham gia kiểm kê cùng người quản lý; phối hợp tham gia các đoàn kiểm tra của đơn vị cấp trên.

Chương IV

MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC

Điều 14. Các loại Giấy phép liên quan đến việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ

Trong quá trình quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, người quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải quản lý các loại giấy phép sau:

1. Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng: cấp cho vũ khí quân dụng. Thủ tục cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy phép sử dụng thực hiện theo quy định tại Điều 21 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợĐiều 3 Thông tư 16/2018/TT-BCA.

2. Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ (đối với các loại súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, đánh dấu; các loại dùi cui điện, dùi cui kim loại) và Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ (đối với các loại công cụ hỗ trợ khác): cấp cho công cụ hỗ trợ. Thủ tục cấp mới, cấp đổi, cấp lại thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợĐiều 3 Thông tư 16/2018/TT-BCA.

3. Thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ: cấp cho vũ khí thô sơ. Thủ tục khai báo thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợĐiều 3 Thông tư 16/2018/TT-BCA.

4. Giấy chứng nhận sử dụng (cấp cho người sử dụng), chứng chỉ quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ (cấp cho người quản lý) thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định số 79/2018/NĐ-CP. Giấy chứng nhận sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ không thay thế Giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.

5. Trách nhiệm của các đơn vị:

a) Đối với các giấy phép quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, đơn vị được giao nhiệm vụ mua sắm, tiếp nhận viện trợ chủ trì thực hiện thủ tục cấp mới giấy phép, bàn giao giấy phép cho đơn vị quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ quản lý Giấy phép. Khi hết hạn hoặc mất giấy phép, đơn vị quản lý, sử dụng có trách nhiệm thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại giấy phép theo quy định.

Riêng Giấy phép sử dụng của vũ khí, công cụ hỗ trợ đã mất tính năng, tác dụng dùng cho mục đích trưng bày, đơn vị quản lý, sử dụng chủ trì thực hiện thủ tục đề nghị cấp phép khi lập hồ sơ gửi cơ quan công an.

b) Đối với các giấy chứng nhận, chứng chỉ quy định tại khoản 4 Điều này, đơn vị tổ chức đào tạo có trách nhiệm thực hiện thủ tục cấp mới giấy chứng nhận. Khi hết hạn hoặc mất giấy phép, đơn vị quản lý, sử dụng có trách nhiệm thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại giấy phép theo quy định.

Điều 15. Tổ chức đào tạo và huấn luyện

1. Các nội dung phải đào tạo, huấn luyện: chuyên môn về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 79/2018/NĐ-CP; nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy...

2. Kế hoạch đào tạo, huấn luyện: Hàng năm, trên cơ sở rà soát, kiểm tra công tác quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, các đơn vị lập kế hoạch đào tạo, huấn luyện cùng với kế hoạch trang bị tại Điều 6 Quy chế này để Tổng cục xem xét phê duyệt.

3. Hình thức đào tạo, huấn luyện: tổ chức lớp đào tạo, huấn luyện tập trung hoặc giao đơn vị quản lý, sử dụng tự tổ chức tại địa phương.

4. Việc lựa chọn đơn vị đào tạo, huấn luyện thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ; đơn vị đào tạo, huấn luyện phải tuân thủ quy định tại Điều 15 Nghị định 79/2018/NĐ-CP. Thủ tục huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ thực hiện theo Điều 16 Nghị định 79/2018/NĐ-CP.

5. Các đơn vị có trách nhiệm cử thành phần tham gia đúng chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu tại Quy chế này. Cá nhân không tham gia (trừ trường hợp có lý do chính đáng được thủ trưởng đơn vị chấp thuận) hoặc tham gia không nghiêm túc sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định do không chấp hành điều động của cơ quan, đơn vị quản lý.

Điều 16. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ

1. Thủ trưởng các đơn vị được giao quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ (cấp Cục và cấp Chi cục) thường xuyên tổ chức kiểm tra việc quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại các đơn vị thuộc và trực thuộc để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, nhằm ngăn chặn những phát sinh, nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra liên quan đến công tác quản lý, sử dụng không đúng với quy định (tối thiểu 06 tháng/lần, nội dung kiểm tra định kỳ thực hiện theo Mẫu số 1 đính kèm).

2. Hàng năm, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải có kế hoạch tổ chức kiểm tra kỹ thuật, đánh giá chất lượng, phân loại vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị, sử dụng (có thể kết hợp với kiểm tra định kỳ 06 tháng/lần tại khoản 1 Điều này). Đối với vũ khí, công cụ hỗ trợ không còn khả năng sử dụng, hết hạn sử dụng phải báo cáo Tổng cục Hải quan để quyết định thu hồi, thanh lý, xử lý theo quy định.

3. Định kỳ hoặc theo chương trình đột xuất, Tổng cục Hải quan (Cục Tài vụ - Quản trị và Cục Điều tra chống buôn lậu) chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) tổ chức kiểm tra công tác quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ của các đơn vị trong ngành Hải quan.

4. Đoàn/ tổ/ nhóm kiểm tra công tác quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải có tối thiểu 01 thành viên có chứng nhận sử dụng hoặc chứng chỉ quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ vũ khí. Thành phần đoàn kiểm tra, nội dung kiểm tra phải được phê duyệt cùng kế hoạch kiểm tra và phải được thông báo tới đơn vị được kiểm tra.

5. Đơn vị được kiểm tra phải bố trí người quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ và tối thiểu 01 người được giao sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phối hợp với đoàn kiểm tra (gọi tắt là cán bộ phối hợp). Tất cả các yêu cầu kiểm tra của đoàn kiểm tra phải được thông báo tới các cán bộ phối hợp.

6. Trong quá trình kiểm tra, việc thao tác trực tiếp với vũ khí, công cụ hỗ trợ như tháo lắp, lấy kí mã hiệu... phải do người có chứng nhận sử dụng hoặc chứng chỉ quản lý, sử dụng thuộc đoàn/tổ/ nhóm kiểm tra hoặc thuộc đơn vị được kiểm tra thực hiện. Người thao tác trực tiếp với vũ khí, công cụ hỗ trợ phải chịu trách nhiệm đảm bảo các quy định an toàn trong quá trình thao tác.

Điều 17. Quy định về chế độ báo cáo

1. Định kỳ hàng quý, 06 tháng, 01 năm, các đơn vị thực hiện báo cáo Tổng cục Hải quan (Cục Tài vụ - Quản trị) theo Mẫu số 3 đính kèm Quy chế này, trong đó:

a) Các đơn vị cấp Chi cục gửi báo cáo về đơn vị cấp Cục trong vòng 10 ngày đầu tiên của Quý tiếp theo (đối với báo cáo hết Quý).

b) Các đơn vị cấp Cục gửi báo cáo về Tổng cục Hải quan trước ngày 15 của Quý tiếp theo (đối với báo cáo hết Quý).

c) Các đơn vị có thể kết hợp báo cáo hết Quý IV của năm với báo cáo năm, báo cáo hết Quý II với báo cáo 06 tháng.

d) Cục Tài vụ - Quản trị tổng hợp báo cáo của các đơn vị để báo cáo Lãnh đạo Tổng cục, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) và gửi 01 bản tổng hợp cho Cục Điều tra chống buôn lậu theo dõi, phối hợp.

2. Ngoài báo cáo trên, các đơn vị có trách nhiệm thực hiện các chế độ báo cáo khác theo yêu cầu của Tổng cục Hải quan.

3. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng báo cáo.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Cục Tài vụ - Quản trị:

a) Hướng dẫn công tác quản lý tài sản vũ khí, công cụ hỗ trợ trong toàn ngành Hải quan. Theo dõi, quản lý, tổng hợp báo cáo của các đơn vị về vũ khí, công cụ hỗ trợ.

b) Chủ trì thẩm định kế hoạch trang bị, đào tạo, sửa chữa (nếu có) hàng năm của các đơn vị trình Tổng cục phê duyệt; bố trí kịp thời kinh phí cho đơn vị thực hiện kế hoạch trang bị, đào tạo, sửa chữa (nếu có).

c) Chủ trì tham mưu trình Tổng cục phê duyệt phương án xử lý, điều chuyển, thanh lý vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan.

d) Kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ tại các đơn vị.

e) Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất để đáp ứng phù hợp với yêu cầu trong công tác quản lý.

g) Phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ Công an để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát trong công tác quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị trong ngành Hải quan.

2. Trách nhiệm của Cục Điều tra chống buôn lậu:

a) Phối hợp với Cục Tài vụ - Quản trị thẩm định kế hoạch trang bị, điều chuyển, thu hồi, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, công cụ hỗ trợ của các đơn vị theo quy định tại Quy chế này.

b) Tổ chức hướng dẫn các đơn vị Hải quan về sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong công tác nghiệp vụ; Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ của các đơn vị trong công tác nghiệp vụ.

c) Tham gia các kế hoạch kiểm tra công tác quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo yêu cầu của Tổng cục.

d) Xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan.

e) Rà soát, kiện toàn quy định về quản lý, sử dụng động vật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.

3. Trách nhiệm của các đơn vị được giao quản lý, sử dụng vũ khí,công cụ hỗ trợ:

a) Tổ chức triển khai, chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định tại Quy chế này; phân công rõ ràng bằng văn bản giữa các phòng, ban, tổ, đội tham mưu trong công tác quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ.

b) Ban hành quy định về khai thác, sử dụng công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ tại các đơn vị.

c) Kiểm tra, rà soát để thu hồi và cấp đổi giấy phép, giấy xác nhận đăng ký đối với trường hợp vũ khí, công cụ hỗ trợ bị mất hoặc giấy phép, giấy xác nhận đăng ký cấp không đúng thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợkhoản 3 Điều 6 Nghị định số 79/2018/NĐ-CP.

d) Kiểm tra, rà soát để thu hồi giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ đối với trường hợp giấy chứng nhận, chứng chỉ đã cấp cho cá nhân đã chuyển công tác khác, nghỉ hưu, thôi việc hoặc không còn đủ điều kiện theo quy định. Tổ chức đào tạo lại, đăng ký kiểm tra, sát hạch để cấp đổi các chứng chỉ, chứng nhận theo quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định số 79/2018/NĐ-CP.

e) Xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy chế này đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc.

Điều 19. Xử lý vi phạm

1. Đơn vị, cá nhân nào có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và quy định tại Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Đơn vị, cá nhân nào có hành vi bao che cho người vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và quy định tại Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 20. Điều khoản thi hành

Cục trưởng Cục Tài vụ - Quản trị, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện Quy chế này.

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Tổng cục Hải quan để xem xét, giải quyết./.

PHỤ LỤC

CÁC MẪU BIỂU BÁO CÁO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 498/QĐ-TCHQ ngày 18 tháng 3 năm 2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

Mu số 01-BBKT

Biên bản kiểm tra, đánh giá chất lượng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại đơn vị

Mẫu số 02-KH

Biểu kế hoạch trang bị, đào tạo, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ

Mu số 03-BC

Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ

Mu số 04-STD

Sổ theo dõi vũ khí, công cụ hỗ trợ

Mu số 05-NKSD

Nhật ký sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ

Mu số 06-BBBG

Biên bản bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ

Mu số 07-DMTL

Danh mục vũ khí, công cụ hỗ trợ đề nghị thanh lý

Mẫu số 01-BBKT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…………………………., ngày …… tháng …… năm ……..

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
VŨ KHÍ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TẠI ĐƠN VỊ

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Quyết định số /QĐ-TCHQ ngày ………………….. của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan,

Hôm nay, vào hồi…………………….ngày…………………., tại……………………………..

Chúng tôi gồm:

1 ………………………………………………………………Chức vụ:

2 ………………………………………………………………Chức vụ:

3 ......................................................................................Chức vụ:

Tiến hành kiểm tra công tác quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại đơn vị………………………., kết quả như sau:

- Về vũ khí quân dụng (súng, đạn):

+ Số lượng:…………………..Đủ/thừa/thiếu so với sổ sách:

+ Hiện trạng (ghi số lượng):

Vẫn sử dụng được: ……………………

Hư hỏng: ……………………………….

Lý do hư hỏng: ………………………………………………………………………

Thời gian hư hỏng: ………………………………………………………………….

Khác (ghi rõ): …………………………………………………………………………

+ Giấy phép sử dụng (ghi số lượng):

Gần hết hạn (cần gia hạn ngay):…………………….. Còn hạn:………………….

Đã hết hạn: ……………………………………………..

+ Đề xuất: ……………………………………………………………………………..

(Ghi rõ xử lý trách nhiệm cá nhân liên quan trong các trường hợp: quản lý thừa/ thiếu giữa thực tế và sổ sách; để tài sản hư hỏng kéo dài, không có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định; để hết hạn Giấy phép sử dụng)

Về vũ khí thô sơ:

+ Số lượng:…………………….Đủ/thừa/thiếu so với sổ sách:

+ Hiện trạng (ghi số lượng):

Vẫn sử dụng được: …………………………

Hư hỏng: …………………………………….

Lý do hư hỏng: ……………………………………………………………………..

Thời gian hư hỏng: …………………………………………………………………

Khác (ghi rõ): ………………………………………………………………………..

+ Đề xuất: ……………………………………………………………………………

(Ghi rõ xử lý trách nhiệm cá nhân liên quan trong các trường hp: quản lý thừa/ thiếu giữa thực tế và sổ sách; để tài sản hư hỏng kéo dài, không có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định; để hết hạn Giấy phép sử dụng)

- Về công cụ hỗ trợ:

+ Số lượng:……………………….Đủ/thừa/thiếu so với sổ sách:

+ Hiện trạng (ghi số lượng):

Vẫn sử dụng được: ……………………..

Hư hỏng: …………………………………

Lý do hư hỏng: ……………………………………………………………..

Thời gian hư hỏng: ………………………………………………………..

Khác (ghi rõ): ……………………………………………………………….

+ Giấy phép sử dụng (ghi số lượng):

Gần hết hạn (cần gia hạn ngay): ……………… Còn hạn: …………….

Đã hết hạn: ……………………………………….

+ Đề xuất: ……………………………………………………………………

(Ghi rõ xử lý trách nhiệm cá nhân liên quan trong các trường hợp: quản lý thừa/ thiếu giữa thực tế và so sách; để tài sản hư hỏng kéo dài, không có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định; để hết hạn Giấy phép sử dụng)

Biên bản lập hồi…………. cùng ngày, đã được đoàn kiểm tra thông qua.

Biên bản lập thành ....bản, mỗi bên giữ 01 bản./.

CÁN BỘ KIỂM TRA

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TRA


Mẫu số 02-KH

TỔNG CỤC HẢI QUAN
TÊN ĐƠN VỊ
-------

………………., ngày ………. tháng ……. năm ….

BIỂU KẾ HOẠCH TRANG BỊ, ĐÀO TẠO, SỬA CHỮA VŨ KHÍ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ

(Đính kèm công văn số…………………………………về việc báo cáo chi tiết dự toán chi NSNN năm…………………..)

1. Kế hoạch trang bị, sửa chữa (nếu có) vũ khí, công cụ hỗ trợ

ĐVT: Dự toán: nghìn đồng, Số lượng: Cái/ chiếc

TT

Tên vũ khí, công cụ hỗ trợ

Đơn vị sử dụng

Số lượng đã được trang bị

Đề xuất của đơn vị

Ghi chú

Tổng số

Sử dụng được

Hết hạn sử dụng

Hư hỏng

Sửa chữa

Trang bị mới/thay thế

Số lượng

Dự toán

Số lượng

Chủng loại

I

Vũ khí quân dụng

Súng ngắn

Chi cục Hải quan A

0

2

II

Công cụ htrợ

Súng bắn đạn hơi cay

Chi cục Hải quan A

5

3

2

1

2.000

1

Áo giáp

Chi cục Hải quan B

3

1

2

2

2. Kế hoạch đào tạo

TT

Đơn vị sử dụng

Số lượng người đề nghị đào tạo

Kế hoạch dự kiến (nếu có)

Ghi chú

Tng số

Chứng chỉ quản lý

Chứng nhận sử dụng

Chứng chỉ PCCC

Cơ sở đào tạo

Thời gian đào tạo

Dự toán

Cán bộ quản lý
(Ký, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 03-BC

TỔNG CỤC HẢI QUAN
TÊN ĐƠN VỊ
-------

………………., ngày ………. tháng ……. năm ….

BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ

1. Về công tác quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ

STT

Tên VK, CCHT

Năm trang cấp

Ký, mã hiệu

Giấy phép/Chứng nhận/ Thông báo cấp cho VK, CCHT

Đơn vị sử dng

Mục đích sử dụng

Số lượng

Tình trạng kỹ thuật

Tình hình sử dụng

Đề xuất

Ghi chú

S

Ngày cấp

Cơ quan cấp

Ssách

Thực tế

Tốt

Hư hỏng

Vẫn sử dụng

Không sử dụng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

Ghi chú:

- Cột 2: Ghi theo từng chủng loại quy định tại Điều 5 Quy chế.

- Cột 9: Ghi rõ Mục đích sử dụng của từng vũ khí, công cụ hỗ trợ: NV: nghiệp vụ, BV: bảo vệ, TB: trưng bày

- Từ Cột 12-15: Đánh dấu (X) vào cột tương ứng với hiện trạng sử dụng của trang thiết bị, trong đó:

- Cột 16: Ghi rõ đề xuất: điều chuyển, thanh lý, sửa chữa...

- Trường hợp có chênh lệch số lượng vũ khí, công cụ hỗ trợ giữa sổ sách và thực tế, ghi rõ lý do chênh lệch kèm để xuất vào cột 17.

2. Về đối tượng quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ:

STT

Họ và tên

Đơn vị công tác

Nhiệm vụ trong quản lý, sử dụng VKCCHT

Chứng chỉ/ chứng nhận

Ghi chú

Quản lý

Sử dụng

1

2

3

4

5

6

7

Ghi chú:

- Cột 4-5: Đánh dấu (X) vào ô tương ứng.

- Cột 6: Ghi rõ s, ngày cấp, cơ quan cấp chứng chỉ/ chứng nhận

CÁN BỘ QUẢN LÝ
(Ký, họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên)

Mẫu số 04-STD

TỔNG CỤC HẢI QUAN
TÊN ĐƠN VỊ
-------

………………., ngày ………. tháng ……. năm ….

SỔ THEO DÕI VŨ KHÍ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ

Năm theo dõi:……………………………………………………

Người quản lý:…………………………………………………. Số hiệu CBCC: ……………………………………

STT

Tên VK, CCHT

Số ký, mã hiu, Số sêri

Giấy phép sử dụng

Nguồn cấp

Năm trang Cấp

Đơn vsử dụng

Tình trạng(1)

Ghi chú

Số hiệu

Ngày Cấp

Tổng cục cấp

Địa phương cấp

Nguồn khác

Bị mất

Thanh lý

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

I

Vũ khí quân dụng

1.1

Súng

1.2

Các loại đạn

II

Công cụ hỗ trợ

1

Công cụ hỗ trợ có số

1.1

Các loại gậy, roi

1.2

Các loại súng

1.3

Bình xịt hơi cay

1.4

Súng bắn pháo hiệu

1.5

Súng bắn đạn tín hiệu

2

Công cụ hỗ trợ không có số

2.1

2.2

Đạn

2.3

Mặt nạ phòng độc

2.4

Bình xịt hơi cay

2.5

Các loại áo

2.6

Găng tay bắt dao

2.7

Khóa số 8

Ghi chú:

- Stheo dõi vũ khí, công cụ hỗ trợ được quản lý theo năm, được đóng dấu của đơn vị quản lý. Cán bộ quản lý có trách nhiệm đóng stheo dõi từng năm thành bộ sổ theo dõi vũ khí, công cụ hỗ trợ.

- Cột Tình trạng: được đánh dấu “X” vào ô tương ứng, chỉ dùng để giảm trừ tài sản trên sổ sách. Trường hợp tài sản nào được đánh dấu “X” trong năm, phải ghi tại Cột Ghi chú tương ứng là kèm những hồ sơ nào liên quan để tiện cho công tác tra cứu; những tài sản này sẽ không kê khai trong năm tiếp theo.

Mẫu số 05-NKSD

Đơn vị quản lý: ………………………….

Đơn vị sử dụng: ………………………...

NHẬT KÝ SỬ DỤNG VŨ KHÍ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ TẠI ……………………….

Giờ, ngày, tháng, năm

Cá nhân sử dụng

VKCCHT sử dụng

Thời gian được phép sử dụng

Phê duyệt của Lãnh đạo đơn vị

Ký nhận

Ký giao trả

Ghi chú

Họ tên

Chức vụ, đơn vị công tác

Chứng nhận sử dụng vũ khí

Tên, ký mã hiệu

Giấy phép sử dụng

Số lượng

Phụ kiện, vật tư đi kèm (đạn...)

Thủ kho

Người nhận

Ngày giao trả

Thủ kho

Đúng và đủ VKVLNCCHT như khi nhận; Sự cố (nếu có)

Người trả

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

Ghi chú:

Cột 4: áp dụng đối với những loại vũ khí, công cụ hỗ trợ cần Giấy chứng nhận sử dụng.

Cột 6: ghi rõ số, ngày cấp phép.

Cột 10: Lãnh đạo đơn vị ký, ghi rõ họ tên, chức vụ.

Cột 12: Trước khi ký nhận, phải kiểm tra tình trạng vũ khí, công cụ hỗ trợ.

Cột 15: Ghi rõ nếu có sự cxảy ra trong quá trình sử dụng (mất giấy phép, mất vũ khí, công cụ hỗ trợ, hư hỏng...), biện pháp xử lý.

Mẫu số 06-BBBG

…………………….
………………………….

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN BÀN GIAO
VŨ KHÍ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14 ngày 20/6/2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ Quyết định số /QĐ-TCHQ ngày………………… của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan;

Căn cứ Quyết định số………………..ngày………………………của……………………….về việc điều chuyển tài sản là vũ khí, công cụ hỗ trợ cho………………..,

Hôm nay, vào hồi…………………….ngày………………., tại…………………………………

Chúng tôi gồm:

1…………………………..Chức v:…………………..Đơn vị:……………..

2…………………………..Chức v:…………………..Đơn vị:……………..

3…………………………..Chức v:…………………..Đơn vị:……………..

Tiến hành bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho……………………………………., cụ thể như sau:

- Số lượng, chủng loại theo Phiếu xuất kho số …………….. ngày …………………

- Số hiệu vũ khí, công cụ hỗ trợ bàn giao trên thực tế hoàn toàn trùng khớp với số hiệu trên Phiếu xuất kho và Quyết định trang cấp.

- Tình trạng vũ khí, công cụ hỗ trợ khi bàn giao: …………………..

……………………………………………………………………………………………………..

Biên bản lập hồi……… cùng ngày, đã được các bên liên quan thông qua.

Biên bản lập thành ....bản, mỗi bên giữ 01 bản./.

BÊN GIAO
(ký, ghi rõ họ tên)

BÊN NHẬN
(ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 07-DMTL

TỔNG CỤC HẢI QUAN
TÊN ĐƠN VỊ
-------

………………., ngày ………. tháng ……. năm ….

DANH MỤC VŨ KHÍ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ ĐỀ NGHỊ THANH LÝ

Tên VK, CCHT

Ký hiệu

Giấy phép sử dụng

Nước sản xuất

Năm sản xuất

Năm sử dụng

Giá trị theo sổ sách kế toán

Tình trạng kỹ thuật

Đề xuất

Ghi chú

Nguyên giá

Giá trị còn lại

Nguồn NS

Nguồn khác

……………., ngày..... tháng..... năm……..
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên và đóng dấu)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 498/QĐ-TCHQ ngày 18/03/2019 về Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.391

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.69.138
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!