Kế hoạch kiểm tra của Cục Nghiệp vụ và Cục cấp tỉnh bao gồm những gì? Và kế hoạch này phải có những nội dung chủ yếu nào?
Kế hoạch kiểm tra của Cục Nghiệp vụ và Cục cấp tỉnh bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Kế hoạch kiểm tra
1. Kế hoạch kiểm tra của Cục Nghiệp vụ và Cục cấp tỉnh bao gồm:
a) Kế hoạch kiểm tra định kỳ là kế hoạch kiểm tra được xây dựng và ban hành để triển khai thực hiện trong năm tiếp theo. Thời gian thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc trước ngày 15 tháng 11 của năm kiểm tra;
b) Kế hoạch kiểm tra chuyên đề là kế hoạch kiểm tra được xây dựng và ban hành khi có các căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 của Thông tư này và được tổ chức thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể trong năm.
...
Như vậy kế hoạch kiểm tra của Cục Nghiệp vụ và Cục cấp tỉnh bao gồm:
- Kế hoạch kiểm tra định kỳ là kế hoạch kiểm tra được xây dựng và ban hành để triển khai thực hiện trong năm tiếp theo. Thời gian thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc trước ngày 15 tháng 11 của năm kiểm tra;
- Kế hoạch kiểm tra chuyên đề là kế hoạch kiểm tra được xây dựng và ban hành khi có các căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 của Thông tư này và được tổ chức thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể trong năm.
Kế hoạch kiểm tra (Hình từ Internet)
Kế hoạch kiểm tra của Cục Nghiệp vụ và Cục cấp tỉnh phải có những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Kế hoạch kiểm tra
...
2. Kế hoạch kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ ban hành kế hoạch kiểm tra;
b) Mục đích, yêu cầu kiểm tra;
c) Nhóm đối tượng, mặt hàng hoặc lĩnh vực, địa bàn kiểm tra; danh sách cụ thể tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân hoặc địa điểm kinh doanh dự kiến được kiểm tra và thời điểm kiểm tra dự kiến;
d) Các nội dung kiểm tra;
đ) Phân công nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện kế hoạch kiểm tra;
e) Dự kiến thành phần lực lượng kiểm tra, bao gồm cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp kiểm tra (nếu có);
g) Thời gian thực hiện kế hoạch;
h) Dự kiến kinh phí, phương tiện và các điều kiện khác phục vụ kiểm tra;
i) Chế độ báo cáo.
...
Như vậy kế hoạch kiểm tra của Cục Nghiệp vụ và Cục cấp tỉnh phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Căn cứ ban hành kế hoạch kiểm tra;
- Mục đích, yêu cầu kiểm tra;
- Nhóm đối tượng, mặt hàng hoặc lĩnh vực, địa bàn kiểm tra; danh sách cụ thể tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân hoặc địa điểm kinh doanh dự kiến được kiểm tra và thời điểm kiểm tra dự kiến;
- Các nội dung kiểm tra;
- Phân công nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện kế hoạch kiểm tra;
- Dự kiến thành phần lực lượng kiểm tra, bao gồm cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp kiểm tra (nếu có);
- Thời gian thực hiện kế hoạch;
- Dự kiến kinh phí, phương tiện và các điều kiện khác phục vụ kiểm tra;
- Chế độ báo cáo.
Kế hoạch kiểm tra chuyên đề của Đội Quản lý thị trường phải có các nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Kế hoạch kiểm tra
...
3. Trường hợp diễn biến thị trường trên địa bàn hoặc lĩnh vực được giao quản lý phát sinh những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quản lý thị trường cần phải tập trung kiểm tra và không thuộc phạm vi, nội dung của các kế hoạch kiểm tra đã được cấp trên có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên đề, trình Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp trên trực tiếp phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
Kế hoạch kiểm tra chuyên đề của Đội Quản lý thị trường phải có các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g, h, i khoản 2 Điều này.
Như vậy kế hoạch kiểm tra chuyên đề của Đội Quản lý thị trường phải có các nội dung sau đây:
- Căn cứ ban hành kế hoạch kiểm tra;
- Mục đích, yêu cầu kiểm tra;
- Nhóm đối tượng, mặt hàng hoặc lĩnh vực, địa bàn kiểm tra; danh sách cụ thể tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân hoặc địa điểm kinh doanh dự kiến được kiểm tra và thời điểm kiểm tra dự kiến;
- Các nội dung kiểm tra;
- Dự kiến thành phần lực lượng kiểm tra, bao gồm cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp kiểm tra (nếu có);
- Thời gian thực hiện kế hoạch;
- Dự kiến kinh phí, phương tiện và các điều kiện khác phục vụ kiểm tra;
- Chế độ báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?