Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở phải được cập nhật và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp nào?
- Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở phải được cập nhật và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp nào?
- Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở được xây dựng dựa trên cơ sở gì và bao gồm những nội dung nào?
- Trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được quy định như thế nào?
Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở phải được cập nhật và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 30 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT về căn cứ thực hiện đo đạc, báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở:
Căn cứ thực hiện đo đạc, báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở
1. Việc đo đạc kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện theo Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở, bao gồm các hoạt động chính sau:
a) Xây dựng mức phát thải khí nhà kính dự kiến của cơ sở khi không áp dụng công nghệ, biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (sau đây gọi là mức phát thải dự kiến);
b) Đo đạc mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
c) Tổ chức theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở.
2. Báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở được xây dựng theo Mẫu số 02, Phụ lục III Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.
3. Mức phát thải dự kiến, phương pháp đo đạc và phương án giám sát phải được trình bày chi tiết tại Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm của cơ sở. Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải được cập nhật và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có thay đổi trong phương án giám sát.
Như vậy, kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở phải được cập nhật và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có thay đổi trong phương án giám sát.
Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở phải được cập nhật và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở được xây dựng dựa trên cơ sở gì và bao gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính:
Theo đó, kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở được xây dựng dựa trên tính chất, quy mô hoạt động, công suất, công nghệ hiện có và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của cơ sở; kết quả kiểm kê khí nhà kính và dự kiến mức phát thải khí nhà kính trong kỳ kế hoạch;
Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở được xây dựng theo Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP bao gồm các nội dung sau:
- Kết quả kiểm kê khí nhà kính của cơ sở cho năm gần nhất;
- Mức phát thải khí nhà kính dự kiến trong kỳ kế hoạch khi không áp dụng công nghệ, biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
- Mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến từng năm thực hiện cho giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030;
- Các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được lựa chọn phù hợp với tình hình thực tế, trình độ công nghệ, nguồn lực thực hiện của cơ sở;
- Phương án theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được quy định như thế nào?
Trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được quy định tại Điều 15 Nghị định 06/2022/NĐ-CP; cụ thể như sau:
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; kiểm tra, giám sát hoạt động thẩm định của các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 06/2022/NĐ-CP.
Các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính trong phạm vi lĩnh vực quản lý.
Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan phối hợp với các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP trên địa bàn quản lý.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có giải thích về các thuật ngữ như sau:
Khí nhà kính là loại khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính.
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng năng lượng bức xạ của Mặt Trời được hấp thụ trong khí quyển, chuyển hóa thành nhiệt lượng gây hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là hoạt động nhằm giảm nhẹ mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính, tăng cường hấp thụ khí nhà kính.
Tóm lại, kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở phải được cập nhật và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có thay đổi trong phương án giám sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?