Kế hoạch dự toán đầu tư, mua sắm trang thiết bị bảo đảm cho lực lượng phòng thủ dân sự được xây dựng định kỳ thế nào?
Kế hoạch dự toán đầu tư, mua sắm trang thiết bị bảo đảm cho lực lượng phòng thủ dân sự được xây dựng định kỳ thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Quyết định 371/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Kế hoạch dự toán đầu tư, mua sắm trang thiết bị bảo đảm cho lực lượng phòng thủ dân sự
1. Định kỳ 5 năm, 10 năm, căn cứ vào nhu cầu trang thiết bị bảo đảm cho lực lượng phòng thủ dân sự của các bộ, ngành, địa phương, Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng đề án bảo đảm trang thiết bị phòng thủ dân sự báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; triển khai thực hiện đề án theo quy định.
2. Việc lập kế hoạch dự toán ngân sách đầu tư, mua sắm trang thiết bị bảo đảm cho lực lượng phòng thủ dân sự phải thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
3. Thực hiện đầu tư, mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự phải tuân thủ theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Theo đó thì định kỳ 5 năm, 10 năm, căn cứ vào nhu cầu trang thiết bị bảo đảm cho lực lượng phòng thủ dân sự của các bộ, ngành, địa phương, Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan sẽ xây dựng đề án bảo đảm trang thiết bị phòng thủ dân sự báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; triển khai thực hiện đề án theo quy định.
Kế hoạch dự toán đầu tư, mua sắm trang thiết bị bảo đảm cho lực lượng phòng thủ dân sự được xây dựng định kỳ thế nào? (Hình từ Internet)
Quản lý, sử dụng trang thiết bị phòng thủ dân sự theo quy định thế nào?
Tại Điều 6 Quyết định 371/QĐ-TTg năm 2021 có quy định:
Quản lý, sử dụng, kiểm tra trang bị phòng thủ dân sự
1. Quản lý, sử dụng trang thiết bị phòng thủ dân sự
a) Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ toàn bộ số trang bị phòng thủ dân sự được đầu tư, mua sắm; thực hiện cấp phát, đăng ký, thống kê, kiểm kê, đăng kiểm và báo cáo theo quy định;
b) Việc sử dụng trang bị phải đúng mục đích, đạt hiệu quả trong phòng thủ dân sự.
2. Kiểm tra trang bị phòng thủ dân sự
a) Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan kiểm tra các bộ, ngành, địa phương về công tác cấp phát, quản lý sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, thanh lý và xử lý trang bị phòng thủ dân sự;
b) Các bộ, ngành, địa phương kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc quyền về công tác đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, thanh lý và xử lý trang bị phòng thủ dân sự theo quy định.
Theo đó việc quản lý, sử dụng trang thiết bị phòng thủ dân sự thực hiện theo quy định như sau:
- Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ toàn bộ số trang bị phòng thủ dân sự được đầu tư, mua sắm; thực hiện cấp phát, đăng ký, thống kê, kiểm kê, đăng kiểm và báo cáo theo quy định;
- Việc sử dụng trang bị phải đúng mục đích, đạt hiệu quả trong phòng thủ dân sự.
Trong việc quản lý, sử dụng trang thiết bị phòng thủ dân sự thì Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Quyết định 371/QĐ-TTg năm 2021 quy định trách nhiệm của Bộ Quốc phòng như sau:
(1) Chỉ đạo Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam hướng dẫn Cơ quan Thường trực phòng thủ dân sự Bộ Quốc phòng phối hợp với cơ quan thường trực phòng thủ dân sự các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị xây dựng đề án, dự án và triển khai thực hiện đầu tư, mua sắm và sản xuất vật tư trang bị bảo đảm cho các cơ quan, đơn vị của Quân đội, Dân quân tự vệ làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
(2) Hằng năm và theo định kỳ, căn cứ vào tình hình thực tế, tổng hợp nhu cầu theo đề xuất của các bộ, ngành, địa phương điều chỉnh, bổ sung danh mục trang thiết bị phòng thủ dân sự, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
(3) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương thống nhất danh mục trang thiết bị phòng thủ dân sự dự trữ quốc gia tại Bộ Quốc phòng, Tổng cục Dự trữ Nhà nước/Bộ Tài chính, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
(4) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong và ngoài quân đội tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các đề án, dự án về bảo đảm vật tư, trang bị, phương tiện cho các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đào tạo thạc sĩ ở nước ngoài nhưng hình thức học trực tuyến thì có được công nhận để sử dụng chứng chỉ tại Việt Nam?
- Mẫu biên bản định giá tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp? Tải về file word mẫu biên bản định giá?
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?