Kế hoạch bay trong ngành hàng không dân dụng sẽ như thế nào? Sân bay dự bị trong ngành hàng không dân dụng là gì?
Kế hoạch bay trong ngành hàng không dân dụng sẽ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 327 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Kế hoạch bay
Kế hoạch bay bao gồm kế hoạch khai thác tuyến đường bay; kế hoạch hoạt động bay theo mùa và ngày phục vụ công tác quản lý, điều hành bay; kế hoạch khai thác bay cho từng tàu bay và kế hoạch bay không lưu cho từng chuyến bay.
Theo đó, kế hoạch bay bao gồm kế hoạch khai thác tuyến đường bay; kế hoạch hoạt động bay theo mùa và ngày phục vụ công tác quản lý, điều hành bay; kế hoạch khai thác bay cho từng tàu bay và kế hoạch bay không lưu cho từng chuyến bay.
Như vậy, trong kế hoạch bay thì sẽ bao gồm:
+ Kế hoạch khai thác tuyến đường bay;
+ Kế hoạch hoạt động bay theo mùa và ngày phục vụ công tác quản lý, điều hành bay;
+ Kế hoạch khai thác bay cho từng tàu bay và kế hoạch bay không lưu cho từng chuyến bay.
Ngành hàng không (Hình từ Internet)
Sân bay dự bị trong ngành hàng không dân dụng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 328 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Sân bay dự bị
1. Sân bay dự bị bao gồm sân bay dự bị cất cánh, sân bay dự bị trên đường bay, sân bay dự bị hạ cánh.
2. Thủ tục công bố sân bay dự bị thực hiện theo Điều 29 của Nghị định số 125/2015/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về quản lý hoạt động bay. Các thông tin công bố bao gồm kiểu loại sân bay dự bị, số liệu đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, dịch vụ bảo đảm hoạt động bay được cung cấp, hệ thống dẫn đường và tần số liên lạc của cơ sở điều hành bay tại sân bay dự bị, cấp độ dịch vụ khẩn nguy sân bay, chế độ hoạt động và điều kiện sử dụng sân bay dự bị.
3. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức công bố trong nước và quốc tế về sân bay dự bị sử dụng cho hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam.
Theo đó, sân bay dự bị bao gồm sân bay dự bị cất cánh, sân bay dự bị trên đường bay, sân bay dự bị hạ cánh.
Thủ tục công bố sân bay dự bị thực hiện theo Điều 29 của Nghị định số 125/2015/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về quản lý hoạt động bay.
Các thông tin công bố bao gồm kiểu loại sân bay dự bị, số liệu đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, dịch vụ bảo đảm hoạt động bay được cung cấp, hệ thống dẫn đường và tần số liên lạc của cơ sở điều hành bay tại sân bay dự bị, cấp độ dịch vụ khẩn nguy sân bay, chế độ hoạt động và điều kiện sử dụng sân bay dự bị.
Cục Hàng không Việt Nam tổ chức công bố trong nước và quốc tế về sân bay dự bị sử dụng cho hoạt động bay dân dụng tại Việt Nam.
Hướng dẫn về lập kế hoạch bay trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 329 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Hướng dẫn về lập kế hoạch bay
1. Việc lập kế hoạch khai thác tuyến đường bay:0
a) Người khai thác tàu bay phải đánh giá thông tin về sân bay, sân bay dự bị, tuyến đường và khu vực khai thác dự định liên quan, thông tin thời tiết, bao gồm cả các ảnh hưởng khí tượng theo mùa hoặc các ảnh hưởng khí tượng bất lợi khác có thể tác động đến chuyến bay, các giới hạn khai thác có liên quan;
b) Người khai thác tàu bay phải xác định sân bay hoặc khu vực hạ cánh bắt buộc an toàn sử dụng trong trường hợp hỏng động cơ hoặc có hỏng hóc lớn; vị trí của sân bay, khu vực này phải được lập chương trình trong hệ thống khai thác bay.
2. Việc lập kế hoạch hoạt động bay theo mùa và ngày thực hiện theo quy định Điều 22 của Nghị định số 125/2015/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về quản lý hoạt động bay.
3. Nội dung của kế hoạch khai thác bay bao gồm:
a) Số đăng ký tàu bay;
b) Loại và kiểu tàu bay;
c) Ngày, tháng, năm thực hiện chuyến bay;
d) Số hiệu chuyến bay;
đ) Họ tên các thành viên tổ lái;
e) Nhiệm vụ của từng thành viên tổ lái;
g) Sân bay đi;
h) Giờ cất cánh dự kiến;
i) Sân bay đến (theo kế hoạch và thực tế);
k) Giờ hạ cánh dự kiến;
l) Loại hình khai thác (ETOPS, VFR...);
m) Đường bay ATS, các chặng bay và điểm kiểm tra, lộ điểm, khoảng cách, thời gian và các vệt bay;
n) Tốc độ bay bằng dự tính và thời gian bay giữa các điểm kiểm tra, lộ điểm, thời gian dự tính và thời gian thực tế;
o) Độ cao an toàn và mực bay tối thiểu;
p) Độ cao, mực bay theo kế hoạch;
q) Tính toán nhiên liệu (các ghi chép về những lần kiểm tra nhiên liệu trong khi bay);
r) Lượng nhiên liệu trên tàu bay vào thời điểm khởi động động cơ;
s) Các sân bay dự bị cho hạ cánh, cất cánh và trên đường bay, bao gồm các thông tin quy định tương ứng trên;
t) Kế hoạch bay không lưu (FPL) và các kế hoạch sửa đổi, bổ sung;
u) Sửa đổi kế hoạch bay trong khi bay;
v) Các thông tin khí tượng liên quan.
4. Việc lập kế hoạch bay không lưu thực hiện theo quy định tại Phần I của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, việc lập kế hoạch khai thác tuyến đường bay như sau:
+ Người khai thác tàu bay phải đánh giá thông tin về sân bay, sân bay dự bị, tuyến đường và khu vực khai thác dự định liên quan, thông tin thời tiết, bao gồm cả các ảnh hưởng khí tượng theo mùa hoặc các ảnh hưởng khí tượng bất lợi khác có thể tác động đến chuyến bay, các giới hạn khai thác có liên quan;
+ Người khai thác tàu bay phải xác định sân bay hoặc khu vực hạ cánh bắt buộc an toàn sử dụng trong trường hợp hỏng động cơ hoặc có hỏng hóc lớn;
Vị trí của sân bay, khu vực này phải được lập chương trình trong hệ thống khai thác bay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?