Kế hoạch bảo đảm an toàn khi vận chuyển vật liệu phóng xạ phải phải đáp ứng những yêu cầu nào? Yêu cầu trước khi vận chuyển vật liệu phóng xạ có quy định như thế nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là kế hoạch bảo đảm an toàn khi vận chuyển vật liệu phóng xạ phải phải đáp ứng những yêu cầu nào? Yêu cầu trước khi vận chuyển vật liệu phóng xạ có quy định như thế nào? Câu hỏi của anh Nhật Long đến từ Hải Phòng.

Kế hoạch bảo đảm an toàn khi vận chuyển vật liệu phóng xạ phải phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 23/2012/TT-BKHCN, có quy định về kế hoạch bảo đảm an toàn như sau:

Kế hoạch bảo đảm an toàn
Tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình vận chuyển vật liệu phóng xạ phải lập và thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn. Kế hoạch này gồm các yêu cầu sau:
1. Tối ưu hóa các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ trong quá trình vận chuyển sao cho liều bức xạ (gọi tắt là liều) của cá nhân phải thấp hơn giới hạn liều đã quy định và có các biện pháp để giảm thấp liều, số người bị chiếu xạ.
2. Có phương án bảo vệ bức xạ cho cá nhân, kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ của kiện, khu vực chuẩn bị kiện, khu vực kho và phương tiện vận chuyển, lập và lưu giữ hồ sơ kiểm tra.
3. Nhân viên tham gia vào quá trình vận chuyển phải được đào tạo về an toàn bức xạ tại cơ sở được phép đào tạo, am hiểu quy tắc phòng cháy, chữa cháy và quy định vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ.
4. Kiện hàng phóng xạ phải được cách ly với nhân viên vận chuyển và dân chúng. Khoảng cách cách ly được tính toán dựa trên giới hạn về liều như sau:
a) Đối với nhân viên vận chuyển, bốc xếp, đóng kiện: 5 (mSv/y);
b) Đối với dân chúng qua lại khu vực có vật liệu phóng xạ: 1 (mSv/y).
5. Kiện hàng phóng xạ phải được cách ly khỏi phim chưa rửa. Cơ sở để tính khoảng cách cách ly là liều giới hạn: 0,1 (mSv/lô hàng phim).

Như vậy, theo quy định trên thì kế hoạch bảo đảm an toàn khi vận chuyển vật liệu phóng xạ phải phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Tối ưu hóa các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ trong quá trình vận chuyển sao cho liều bức xạ (gọi tắt là liều) của cá nhân phải thấp hơn giới hạn liều đã quy định và có các biện pháp để giảm thấp liều, số người bị chiếu xạ;

- Có phương án bảo vệ bức xạ cho cá nhân, kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ của kiện, khu vực chuẩn bị kiện, khu vực kho và phương tiện vận chuyển, lập và lưu giữ hồ sơ kiểm tra;

- Nhân viên tham gia vào quá trình vận chuyển phải được đào tạo về an toàn bức xạ tại cơ sở được phép đào tạo, am hiểu quy tắc phòng cháy, chữa cháy và quy định vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ;

- Kiện hàng phóng xạ phải được cách ly với nhân viên vận chuyển và dân chúng. Khoảng cách cách ly được tính toán dựa trên giới hạn về liều;

- Kiện hàng phóng xạ phải được cách ly khỏi phim chưa rửa. Cơ sở để tính khoảng cách cách ly là liều giới hạn: 0,1 (mSv/lô hàng phim).

Vật liệu phóng xạ

Vật liệu phóng xạ (Hình từ Internet)

Yêu cầu trước khi vận chuyển vật liệu phóng xạ có quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 19 Thông tư 23/2012/TT-BKHCN, có quy định về yêu cầu trước khi vận chuyển như sau:

Yêu cầu trước khi vận chuyển
1. Bảo đảm kiện được sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu liên quan quy định trong Thông tư này.
2. Đối với kiện đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt và cấp giấy chứng nhận, phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong giấy chứng nhận.
3. Đối với vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt và vật liệu phóng xạ phát tán thấp đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong giấy chứng nhận.
4. Đối với kiện loại B(U), B(M) và C phải bảo đảm giữ ở trạng thái ổn định về nhiệt độ và áp suất mới tiến hành vận chuyển, trừ trường hợp những yêu cầu này đã được miễn trừ do cơ quan thẩm quyền phê duyệt thiết kế đó cho phép.
5. Kiện loại B(U), B(M), C và kiện chứa vật liệu phân hạch phải được kiểm tra trước khi vận chuyển bảo đảm không xảy ra rò rỉ phóng xạ ra bên ngoài.

Như vậy, theo quy định trên thì yêu cầu trước khi vận chuyển vật liệu phóng xạ có quy định như sau:

- Bảo đảm kiện được sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu liên quan quy định trong Thông tư 23/2012/TT-BKHCN;

- Đối với kiện đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt và cấp giấy chứng nhận, phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong giấy chứng nhận;

- Đối với vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt và vật liệu phóng xạ phát tán thấp đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong giấy chứng nhận;

- Đối với kiện loại B(U), B(M) và C phải bảo đảm giữ ở trạng thái ổn định về nhiệt độ và áp suất mới tiến hành vận chuyển, trừ trường hợp những yêu cầu này đã được miễn trừ do cơ quan thẩm quyền phê duyệt thiết kế đó cho phép;

- Kiện loại B(U), B(M), C và kiện chứa vật liệu phân hạch phải được kiểm tra trước khi vận chuyển bảo đảm không xảy ra rò rỉ phóng xạ ra bên ngoài.

Khi vận chuyển vật liệu phóng xạ với hàng hóa khác thì phải thực hiện theo quy định nào?

Căn cứ tại Điều 20 Thông tư 23/2012/TT-BKHCN, có quy định về vận chuyển với hàng hóa khác như sau:

Vận chuyển với hàng hóa khác
1. Kiện hàng không được, chứa các vật khác ngoài những vật cần thiết cho việc sử dụng vật liệu phóng xạ và bảo đảm các vật này không ảnh hưởng tới an toàn của kiện.
2. Trường hợp sử dụng côngtenơ đã dùng vận chuyển vật liệu phóng xạ để lưu giữ tạm thời hoặc vận chuyển hàng hóa khác thì phải tẩy xạ côngtenơ đến mức thấp hơn 0,4 (Bq/cm2) đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp hoặc 0,04 (Bq/cm2) đối với các chất phát anpha khác.
3. Trong quá trình vận chuyển, kiện phải được tách riêng với thực phẩm, được phẩm và hàng hóa nguy hiểm khác.

Như vậy, theo quy định trên thì khi vận chuyển vật liệu phóng xạ với hàng hóa khác thì phải thực hiện theo quy định sau:

- Kiện hàng không được, chứa các vật khác ngoài những vật cần thiết cho việc sử dụng vật liệu phóng xạ và bảo đảm các vật này không ảnh hưởng tới an toàn của kiện;

- Khi sử dụng côngtenơ đã dùng vận chuyển vật liệu phóng xạ để lưu giữ tạm thời hoặc vận chuyển hàng hóa khác thì phải tẩy xạ côngtenơ đến mức thấp hơn 0,4 (Bq/cm2) đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp hoặc 0,04 (Bq/cm2) đối với các chất phát anpha khác;

- Trong quá trình vận chuyển, kiện phải được tách riêng với thực phẩm, được phẩm và hàng hóa nguy hiểm khác.

Vật liệu phóng xạ Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Vật liệu phóng xạ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc thử nghiệm rò rỉ bức xạ trong vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ được thực hiện bằng cách nào?
Pháp luật
Không bố trí nhân viên chịu trách nhiệm về an toàn bức xạ trong quá trình vận chuyển vật liệu phóng xạ thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Người không thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển vật liệu phóng xạ bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Sử dụng phương tiện vận chuyển vật liệu phóng xạ không đúng quy định về an toàn bức xạ thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Vận chuyển vật liệu phóng xạ bằng đường sắt có quy định như thế nào? Vật liệu phóng xạ khi được vận chuyển bằng đường sắt thì phải sắp xếp như thế nào?
Pháp luật
Kế hoạch bảo đảm an toàn khi vận chuyển vật liệu phóng xạ phải phải đáp ứng những yêu cầu nào? Yêu cầu trước khi vận chuyển vật liệu phóng xạ có quy định như thế nào?
Pháp luật
Người để rơi vãi vật liệu phóng xạ trong quá trình vận chuyển thì bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vật liệu phóng xạ
834 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vật liệu phóng xạ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: