Internet banking là gì? Việc kiểm tra thử nghiệm phần mềm ứng dụng Internet Banking phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu nào?
Internet banking là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 35/2016/TT-NHNN thì Internet banking hay còn gọi là dịch vụ ngân hàng trên Internet là các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ trung gian thanh toán được các đơn vị cung cấp thông qua mạng Internet.
Internet banking là gì? Việc kiểm tra thử nghiệm phần mềm ứng dụng Internet Banking phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu nào? (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra thử nghiệm phần mềm ứng dụng Internet Banking phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 35/2016/TT-NHNN có quy định như sau:
Phần mềm ứng dụng Internet Banking
1. Các yêu cầu an toàn, bảo mật phải được xác định trước và tổ chức, triển khai trong quá trình phát triển phần mềm ứng dụng: phân tích, thiết kế, kiểm thử, vận hành chính thức và bảo trì. Các tài liệu về an toàn, bảo mật của phần mềm phải được hệ thống hóa và lưu trữ, sử dụng theo chế độ “Mật”.
2. Đơn vị phải kiểm soát mã nguồn phần mềm với các yêu cầu tối thiểu:
a) Kiểm tra mã nguồn, nhằm loại trừ các đoạn mã độc hại, các lỗ hổng bảo mật;
b) Chỉ định cụ thể các cá nhân quản lý mã nguồn của phần mềm ứng dụng Internet Banking;
c) Việc truy cập tới mã nguồn phải được người có thẩm quyền phê duyệt và được theo dõi, ghi nhật ký;
d) Mã nguồn phải được lưu trữ an toàn tại ít nhất hai địa điểm tách biệt;
đ) Trường hợp không được bàn giao mã nguồn, khi ký hợp đồng hoặc nghiệm thu hợp đồng, đơn vị phải yêu cầu bên cung cấp ký cam kết không có các đoạn mã độc hại trong phần mềm ứng dụng mua ngoài.
3. Đơn vị phải kiểm tra thử nghiệm phần mềm ứng dụng Internet Banking đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:
a) Lập và phê duyệt kế hoạch, kịch bản thử nghiệm phần mềm ứng dụng Internet Banking, trong đó nêu rõ các điều kiện về tính an toàn, bảo mật phải được đáp ứng;
b) Phát hiện và loại trừ các lỗi, các gian lận có thể xảy ra khi nhập số liệu đầu vào;
c) Đánh giá, dò quét phát hiện lỗ hổng, điểm yếu về mặt kỹ thuật. Đánh giá khả năng phòng chống các kiểu tấn công: Injection (SQL, Xpath, LDAP…), Cross-site Scripting (XSS), Cross-site Request Forgery (XSRF), Brute-Force;
d) Ghi lại các lỗi và quá trình xử lý lỗi, đặc biệt là các lỗi về an toàn, bảo mật trong các báo cáo về kiểm tra thử nghiệm;
đ) Kiểm tra thử nghiệm các tính năng an toàn, bảo mật phải được thực hiện trên các trình duyệt (ứng dụng web) và phiên bản phần mềm hệ thống của thiết bị di động (ứng dụng mobile); có cơ chế kiểm tra, thông báo cho người dùng chạy ứng dụng trên các trình duyệt, phiên bản phần mềm hệ thống đã được kiểm tra và thử nghiệm an toàn;
e) Việc sử dụng dữ liệu trong quá trình thử nghiệm phải có biện pháp phòng ngừa tránh bị lợi dụng hoặc gây nhầm lẫn.
4. Trước khi triển khai phần mềm ứng dụng mới, đơn vị phải đánh giá những rủi ro của quá trình triển khai đối với hoạt động nghiệp vụ, các hệ thống công nghệ thông tin liên quan và lập, triển khai các phương án hạn chế, khắc phục rủi ro.
…
Như vậy, theo quy định trên thì việc kiểm tra thử nghiệm phần mềm ứng dụng Internet Banking phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu như sau:
- Lập và phê duyệt kế hoạch, kịch bản thử nghiệm phần mềm ứng dụng Internet Banking, trong đó nêu rõ các điều kiện về tính an toàn, bảo mật phải được đáp ứng;
- Phát hiện và loại trừ các lỗi, các gian lận có thể xảy ra khi nhập số liệu đầu vào;
- Đánh giá, dò quét phát hiện lỗ hổng, điểm yếu về mặt kỹ thuật. Đánh giá khả năng phòng chống các kiểu tấn công: Injection (SQL, Xpath, LDAP…), Cross-site Scripting (XSS), Cross-site Request Forgery (XSRF), Brute-Force;
- Ghi lại các lỗi và quá trình xử lý lỗi, đặc biệt là các lỗi về an toàn, bảo mật trong các báo cáo về kiểm tra thử nghiệm;
- Kiểm tra thử nghiệm các tính năng an toàn, bảo mật phải được thực hiện trên các trình duyệt (ứng dụng web) và phiên bản phần mềm hệ thống của thiết bị di động (ứng dụng mobile); có cơ chế kiểm tra, thông báo cho người dùng chạy ứng dụng trên các trình duyệt, phiên bản phần mềm hệ thống đã được kiểm tra và thử nghiệm an toàn;
- Việc sử dụng dữ liệu trong quá trình thử nghiệm phải có biện pháp phòng ngừa tránh bị lợi dụng hoặc gây nhầm lẫn.
Phần mềm ứng dụng Internet Banking trên thiết bị di động có được có tính năng ghi nhớ mã khóa truy cập không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 35/2016/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 35/2018/TT-NHNN có quy định như sau:
Phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động
Phần mềm ứng dụng Internet Banking trên thiết bị di động do đơn vị cung cấp phải đảm bảo tuân thủ các quy định tại Điều 7 Thông tư này và các yêu cầu sau:
1. Đơn vị phải chỉ rõ đường dẫn trên website hoặc kho ứng dụng để khách hàng tải và cài đặt phần mềm ứng dụng Internet Banking trên thiết bị di động.
2. Phần mềm ứng dụng phải được áp dụng các biện pháp bảo vệ để hạn chế dịch ngược.
3. Phần mềm ứng dụng phải xác thực người dùng khi truy cập và không có tính năng ghi nhớ mã khóa truy cập. Trường hợp xác thực sai liên tiếp quá số lần do đơn vị quy định, phần mềm ứng dụng phải tự động khóa tạm thời không cho người dùng tiếp tục sử dụng.
Như vậy, theo quy định trên thì phần mềm ứng dụng Internet Banking trên thiết bị di động không được có tính năng ghi nhớ mã khóa truy cập.
Trường hợp xác thực sai liên tiếp quá số lần do đơn vị quy định, phần mềm ứng dụng phải tự động khóa tạm thời không cho người dùng tiếp tục sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự đối với dự án đầu tư công trình năng lượng? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo thu chi nội bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất theo quy định?
- Thủ tục phân bổ, cấp địa chỉ Internet, số hiệu mạng từ ngày 25/12/2024 theo Nghị định 147 như thế nào?
- Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo hợp đồng xây dựng mới nhất? Thời hạn, thời điểm thanh toán hợp đồng xây dựng là khi nào?
- Công ty tặng quà tết cho nhân viên, khách hàng có phải xuất hóa đơn không? Hướng dẫn xuất hóa đơn cho quà tết?