Hương liệu dạng khói có phải chất phụ gia thực phẩm? Nguyên tắc sử dụng hương liệu dạng khói được quy định thế nào?

Xin hỏi hương liệu dạng khói có phải là chất phụ gia thực phẩm? Nguyên tắc sử dụng hương liệu dạng khói được pháp luật hiện hành quy định thế nào? Trường hợp tổ chức có hành vi sử dụng hương liệu dạng khói không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sẽ bị xử lý ra sao? - Câu hỏi anh Toàn TPHCM.

Hương liệu dạng khói có phải chất phụ gia thực phẩm?

Hương liệu dạng khói có phải chất phụ gia thực phẩm?

Hương liệu dạng khói có phải chất phụ gia thực phẩm? (Hình từ Internet)

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 24/2019/TT-BYT quy định hương liệu thực phẩm như sau:

Giải thích từ ngữ
...
3. Hương liệu (thuộc nhóm phụ gia thực phẩm) là chất được bổ sung vào thực phẩm để tác động, điều chỉnh hoặc làm tăng hương vị của thực phẩm. Hương liệu bao gồm các chất tạo hương, phức hợp tạo hương tự nhiên; hương liệu dùng trong chế biến nhiệt hoặc hương liệu dạng khói và hỗn hợp của chúng; có thể chứa các thành phần thực phẩm không tạo hương với các điều kiện được quy định tại mục 3.5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6417:2010 Hướng dẫn sử dụng hương liệu. Hương liệu không bao gồm các chất chỉ đơn thuần tạo vị ngọt, chua hay mặn (như đường, dấm hoặc muối ăn); các chất điều vị được coi là phụ gia thực phẩm trong Hệ thống phân loại của CAC về tên và đánh số quốc tế đối với phụ gia thực phẩm (CAC/GL 36-1989 Codex Class Names and the International Numbering System for Food Additives).”

Theo tiết 2.2.3 tiểu mục 2.2 mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6417:2010 về Hương liệu dạng khói (smoke flavouring) là hỗn hợp các thành phần khói thu được bằng cách xử lý gỗ chưa qua chế biến bằng nhiệt phân với một lượng không khí hạn chế và được kiểm soát, chưng cất khô, hoặc dùng hơi nước quá nhiệt, sau đó cho khói gỗ đi qua hệ thống chiết lỏng hoặc chưng cất, ngưng tụ và tách lấy pha nước. Các thành phần tạo hương chủ yếu của hương liệu dạng khói là axit cacboxylic, các hợp chất nhóm cacbonyl và các hợp chất phenol2).

Như vậy, hương liệu dạng khói (smoke flavouring) thuộc nhóm chất phụ gia thực phẩm.

Nguyên tắc sử dụng hương liệu dạng khói được quy định thế nào?

Căn cứ theo mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6417:2010 quy định nguyên tắc sử dụng hương liệu bao gồm cả hương liệu dạng khói như sau:

(1) Việc sử dụng hương liệu trong thực phẩm không nên quá lượng an toàn đối với lượng ăn vào của thực phẩm.

(2) Các hương liệu cần có độ tinh khiết thích hợp để sử dụng trong thực phẩm. Những tạp chất không thể tránh khỏi không được có mặt trong thực phẩm cuối cùng ở mức mà có thể gây ra rủi ro không chấp nhận được cho sức khỏe của người tiêu dùng.

(3) Việc sử dụng hương liệu chỉ để tác động hoặc làm thay đổi hương vị của thực phẩm, miễn là việc sử dụng không làm cho người sử dụng hiểu lầm về bản chất hay chất lượng của thực phẩm.

(4) Các hương liệu cần được sử dụng trong các điều kiện thực hành sản xuất tốt, bao gồm giới hạn về lượng được sử dụng trong thực phẩm ở mức thấp nhất cần thiết để đạt được hiệu quả tạo hương mong muốn.

(5) Các hương liệu có thể chứa các thành phần thực phẩm không tạo hương, bao gồm cả các phụ gia thực phẩm và các loại thực phẩm cần thiết trong sản xuất, bảo quản, xử lý và sử dụng hương liệu. Các thành phần như vậy cũng có thể được sử dụng để pha loãng, hòa tan hoặc phân tán hương liệu trong thực phẩm. Các thành phần thực phẩm không tạo hương cần:

+ Hạn chế đến mức thấp nhất cần thiết để đảm bảo an toàn và chất lượng của hương liệu và để thuận tiện cho bảo quản và dễ dàng sử dụng;

+ Giảm đến mức thấp nhất hợp lý có thể được khi không dùng vì chức năng công nghệ trong thực phẩm;

+ Sử dụng theo quy định của tiêu chuẩn này khi dùng vì chức năng công nghệ trong thực phẩm cuối cùng.

Tổ chức sử dụng hương liệu dạng khói không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sẽ bị xử lý ra sao?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng, trừ vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
b) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng không đúng đối tượng thực phẩm;
c) Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép.

Như vậy, căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với cá nhân có hành vi sử dụng hương liệu dạng khói không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Còn đối với tổ chức sẽ bị phạt tiền gấp đôi so với cá nhân với mức phạt lên tới 60.000.000 đồng theo quy định tại Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP).

Phụ gia thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phụ gia thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ký hiệu ML trong phụ gia thực phẩm nghĩa là gì?
Pháp luật
Cá nhân sản xuất phụ gia thực phẩm phải nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đến cơ quan nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12099:2017 về Phụ gia thực phẩm - Gelatin như thế nào? Gelatin được hiểu ra sao?
Pháp luật
Quy chuẩn quốc gia QCVN 4-9:2010/BYT yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với calci citrat?
Pháp luật
Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận gì? Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có những nội dung nào?
Pháp luật
Quảng cáo phụ gia thực phẩm phải có các nội dung nào? Việc quảng cáo phụ gia thực phẩm được thực hiện khi nào?
Pháp luật
Người kinh doanh phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới phải đăng ký bản công bố sản phẩm tại cơ quan nào?
Pháp luật
Chất bảo quản có phải là phụ gia thực phẩm không? Việc san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm được thực hiện trong trường hợp nào?
Pháp luật
Phụ gia thực phẩm là gì? Tổ chức sử dụng phụ gia thực phẩm nhiễm kim loại nặng vượt mức cho phép thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hương liệu dùng trong thực phẩm được sửa đổi, bổ sung như thế nào theo quy định mới tại Thông tư 17/2023/TT-BYT?
Pháp luật
Phụ gia thực phẩm có phải ghi nhãn phụ không? Việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong thực phẩm phải đảm bảo yêu cầu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phụ gia thực phẩm
2,668 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phụ gia thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phụ gia thực phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào