Hướng dẫn xử lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công nhưng bị thiệt hại do hỏa hoạn?
- Giảm thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như thế nào?
- Giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như thế nào?
- Đối tượng, phương thức và thời gian giám sát hải quan như thế nào?
- Số tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm có bao gồm tiền thuế nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa bị tổn thất không?
Giảm thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như thế nào?
Theo quy định tại Điều 18 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 cụ thể như sau:
"Điều 18. Giảm thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được giảm thuế.
Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị hư hỏng, mất mát toàn bộ thì không phải nộp thuế.
2. Thủ tục giảm thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế."
Giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 32 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 32. Giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan theo quy định tại Luật hải quan năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nếu bị hư hỏng, mất mát do nguyên nhân khách quan được giảm thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu."
Hướng dẫn xử lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công nhưng bị thiệt hại do hỏa hoạn?
Đối tượng, phương thức và thời gian giám sát hải quan như thế nào?
Điều 38 Luật Hải quan 2014 quy định về đối tượng, phương thức và thời gian giám sát hải quan cụ thể như sau:
"Điều 38. Đối tượng, phương thức và thời gian giám sát hải quan
1. Đối tượng giám sát hải quan gồm hàng hóa, phương tiện vận tải, phương tiện vận tải nội địa vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan.
2. Giám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
a) Niêm phong hải quan;
b) Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện;
c) Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
3. Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin khác có liên quan đến đối tượng giám sát hải quan, cơ quan hải quan quyết định phương thức giám sát phù hợp. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa.
4. Thời gian giám sát hải quan:
a) Hàng hóa nhập khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi được thông quan, giải phóng hàng hóa và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
b) Hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế hàng hóa chịu sự giám sát hải quan từ khi thông quan đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan. Trường hợp phải kiểm tra thực tế, hàng hóa xuất khẩu chịu sự giám sát hải quan từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hóa đến khi ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan;
c) Hàng hóa quá cảnh chịu sự giám sát hải quan từ khi tới cửa khẩu nhập đầu tiên đến khi ra khỏi cửa khẩu xuất cuối cùng;
d) Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật này."
Căn cứ khoản 1 Điều 59 Luật Hải quan 2014 quy định:
"Điều 59. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu
1. Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi nhập khẩu, trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cho đến khi sản phẩm được xuất khẩu hoặc thay đổi mục đích sử dụng."
Số tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm có bao gồm tiền thuế nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa bị tổn thất không?
Dựa vào những quy định trên, tại Công văn 5568/BTC-TCHQ năm 2022 xử lý thuế hàng hóa bị hỏa hoạn quy định như sau:
Bộ Tài chính giao Tổng cục Hải quan rà soát chỉ đạo và giao Cục Hải quan căn cứ hồ sơ đề nghị giảm thuế mà doanh nghiệp đã cung cấp cho cơ quan hải quan; Biên bản xác nhận thiệt hại của cơ quan chức năng, Giấy giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định, xác nhận của cơ quan bảo hiểm và các giấy tờ liên quan và kết quả kiểm tra phiếu nhập - xuất kho, các chứng từ số sách kế toán có liên quan tại trụ sở của doanh nghiệp để xác định số máy móc, thiết bị của Công ty bị thiệt hại do hỏa hoạn.
Kết quả kiểm tra rà soát xác định số lượng, chủng loại, trị giá hàng hóa bị thiệt hại phù hợp với số tiền thuế nhập khẩu doanh nghiệp đề nghị giảm, số tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm không bao gồm tiền thuế nhập khẩu để thực hiện giảm thuế nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa bị tổn thất đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp doanh nghiệp đã kê khai, nộp thuế cho số máy móc, thiết bị được giảm thuế thì Cục Hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định.
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện bán thanh lý số máy móc, thiết bị thiệt hại nêu trên phải nộp thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?