Hướng dẫn xếp loại Công đoàn cơ sở cuối năm? Nhiệm vụ và quyền hạn của công đoàn cơ sở hiện nay?
Hướng dẫn xếp loại Công đoàn cơ sở cuối năm?
Căn cứ Mục II Phần thứ 3 Hướng dẫn 1294/HD-TLĐ năm 2019 hướng dẫn xếp loại Công đoàn cơ sở cuối năm như sau:
(1) Công đoàn cơ sở hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Là công đoàn cơ sở được chọn từ các đơn vị xếp loại Hoàn thành tốt nhiệm vụ với số lượng không quá 20% số được xếp loại Hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời có đủ các điều kiện sau đây:
- Có thỏa ước lao động tập thể (đối với CĐCS doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập); có các quy chế dân chủ ở cơ sở; có tập hợp ý kiến đoàn viên kiến nghị với cơ quan chức năng Nhà nước (hoặc thông qua công đoàn cấp trên) tạo điều kiện, cơ chế phù hợp, thuận lợi cho đoàn viên, người lao động có việc làm, nâng cao thu nhập (đối với nghiệp đoàn);
- Không xảy ra ngừng việc tập thể hoặc đình công trái pháp luật;
- Không có tai nạn lao động chết người tại nơi làm việc do lỗi chủ quan;
- Không có đoàn viên, cán bộ công chức, viên chức là cán bộ chủ chốt vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên;
Những công đoàn cơ sở đạt Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thuộc diện đơn vị được đề nghị khen thưởng theo Quy chế khen thưởng của Tổng Liên đoàn.
(2) Công đoàn cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ có tổng số điểm từ 80 điểm trở lên.
(3) Công đoàn cơ sở hoàn thành nhiệm vụ có tổng số điểm từ 50 điểm đến dưới 80 điểm.
(4) Công đoàn cơ sở không hoàn thành nhiệm vụ có tổng số điểm dưới 50 điểm.
Hướng dẫn xếp loại Công đoàn cơ sở cuối năm? Nhiệm vụ và quyền hạn của công đoàn cơ sở hiện nay? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có quy định công đoàn cơ sở sẽ có các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân; các chủ trương, nghị quyết của Công đoàn.
- Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật Nhà nước.
- Giám sát hoặc tham gia giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể và các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động; tổ chức phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, xã hội.
- Tổ chức thực hiện nghị quyết của công đoàn các cấp, chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đoàn viên và cán bộ công đoàn; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo đúng quy định; thực hiện công tác phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại nơi làm việc; xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển bền vững; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh.
- Đối với nhiệm vụ, quyền hạn của từng loại hình công đoàn cơ sở thì sẽ được Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết.
Cách chấm đánh giá xếp loại Công đoàn cơ sở cuối năm?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục I Phần thứ 3 Hướng dẫn 1294/HD-TLĐ năm 2019 hướng dẫn cách chấm đánh giá xếp loại Công đoàn cơ sở cuối năm 2024 như sau:
- Các nội dung tiêu chuẩn quy định tại Hướng dẫn này đều được xây dựng biểu điểm với số điểm tối đa theo quy định về thang điểm. Căn cứ mức độ kết quả đạt được của từng nội dung để tính điểm, kết quả đạt đến đâu thì chấm điểm tương ứng.
- Chỉ cho điểm thưởng khi CĐCS có những thành tích đặc biệt trong các nội dung sau:
+ Thỏa ước lao động tập thể có nhiều điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật; được thực hiện, đánh giá đạt chất lượng cao, chọn làm đơn vị tiêu biểu.
+ Có sáng kiến, báo cáo kinh nghiệm được nghiệm thu hoặc được công đoàn cấp trên công nhận về đổi mới nội dung, phương thức tổ chức hoạt động.
- Thực hiện đạt hiệu quả cao về quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật, là điển hình để các đơn vị khác học tập; tổ chức thực hiện tốt đối thoại, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
+ Có thành tích xuất sắc trong xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động giữa ban chấp hành CĐCS và doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị.
+ Có thành tích xuất sắc trong các công tác trọng tâm đặc thù do công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ đạo, phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, các hoạt động xã hội, từ thiện.
Bên cạnh đó, căn cứ mục đích, yêu cầu và nội dung các nhóm tiêu chí đánh giá, xếp loại công đoàn cơ sở, thống nhất thang điểm gồm 100 điểm, phân bổ như sau:
- Nhóm tiêu chí 1: Khung điểm tối đa 40 điểm;
- Nhóm tiêu chí 2: Khung điểm tối đa 40 điểm;
- Nhóm tiêu chí 3: Khung điểm tối đa 15 điểm;
- Nhóm tiêu chí điểm thưởng: Khung điểm tối đa 05 điểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?