Hướng dẫn xác thực OTP kiểm soát đăng nhập hệ thống quản lý truy cập tập trung với ứng dụng VSSID theo Công văn 836/BHXH-CNTT?

Hướng dẫn xác thực OTP kiểm soát đăng nhập hệ thống quản lý truy cập tập trung với ứng dụng VSSID theo Công văn 836/BHXH-CNTT?

Hướng dẫn xác thực OTP kiểm soát đăng nhập hệ thống quản lý truy cập tập trung với ứng dụng VSSID theo Công văn 836/BHXH-CNTT?

Ngày 26 tháng 03 năm 2024, BHXH Việt Nam ban hành Công văn 836/BHXH-CNTT năm 2024 nhằm hướng dẫn triển khai xác thực OTP kiểm soát đăng nhập hệ thống quản lý truy cập tập trung (SSO).

Tại Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 836/BHXH-CNTT năm 2024 hướng dẫn xác thực OTP như sau:

(1) Kiểm tra rà soát thông tin trên hệ thống I-AM

Bước 1: Đăng nhập https://user.baohiemxahoi.gov.vn

Bước 2: Kiểm tra mã số BHXH trong mục Thông tin tài khoản.

(2) Nâng cấp phần mềm VssID phiên bản 1.6.8

Phiên bản ứng dụng VssID tối thiểu từ 1.6.8 (đối với điện thoại sử dụng hệ điều hành iOS cập nhật trên App Store; đối với điện thoại sử dụng hệ điều hành Android cập nhật trên Google Play).

(3) Cách nhận mã OTP từ VssID

Bước 1: Đăng nhập hệ thống SSO với tài khoản và mật khẩu

Bước 2: Đăng nhập thành công Bước 1, hệ thống tự động chuyển sang màn hình nhập mã OTP

Bước 3: Trên điện thoại cài đặt ứng dụng VssID hiển thị thông báo

Trường hợp không hiển thị thông báo, vẫn có thể đăng nhập vào VssID lấy mã OTP khi đã đăng nhập thành công Bước 1 và màn hình hiển thị nhập mã OTP. Nếu muốn có hiển thị thông báo, cần cấp quyền cho phép thông báo ứng dụng VssID trong phần cài đặt điện thoại.

Bước 4: Màn hình mã xác thực SSO

Trường hợp đóng màn hình mã xác thực SSO mà chưa kịp ghi nhớ thì có thể đăng xuất VssID và đăng nhập lại để hiển thị lại thông tin (lưu ý: OTP có hiệu lực trong 2 phút).

Bước 5: Người dùng nhập mã OTP vào màn hình nhập mã OTP trên hệ thống SSO ở Bước 2.

Hướng dẫn xác thực OTP kiểm soát đăng nhập hệ thống quản lý truy cập tập trung với ứng dụng VSSID theo Công văn 836/BHXH-CNTT?

Hướng dẫn xác thực OTP kiểm soát đăng nhập hệ thống quản lý truy cập tập trung với ứng dụng VSSID theo Công văn 836/BHXH-CNTT?

Những đối tượng nào tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm có những ai?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm có những người sau đây:

(1) Người lao động:

- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

(2) Người sử dụng lao động:

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;

- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Mức đóng và phương thức đóng BHXH của người lao động khi tham gia BHXH bắt buộc được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

- Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.

- Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:

+ Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

+ Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.

- Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

- Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.

- Người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

- Việc xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu và trợ cấp tuất hằng tháng thì một năm phải tính đủ 12 tháng; trường hợp người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa 06 tháng thì người lao động được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất.

- Việc tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ được tính như sau:

+ Từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm.

+ Từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Ứng dụng VssID
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cách xử lý khi app VssID cập nhật thiếu thời gian đóng BHXH mới nhất? Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn cách đăng ký VssID trên điện thoại? Dùng ứng dụng VssID để thay thế thẻ bảo hiểm y tế giấy được không?
Pháp luật
Cách kiểm tra lương đã được tăng theo mức mới hay chưa trên VssID? Chi tiết mức tăng lương cơ sở, tăng lương tối thiểu từ 1/7/2024?
Pháp luật
Hướng dẫn xác thực OTP kiểm soát đăng nhập hệ thống quản lý truy cập tập trung với ứng dụng VSSID theo Công văn 836/BHXH-CNTT?
Pháp luật
Hướng dẫn đăng nhập ứng dụng VssID bằng tài khoản VNeID? Tài khoản định danh điện tử được sử dụng để làm gì?
Pháp luật
Người sử dụng chưa có tài khoản ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số có thể sử dụng những tính năng nào? Hướng dẫn cách đăng ký tài khoản VssID?
Pháp luật
Cách đăng nhập VssID bằng tài khoản định danh VNeID mức 2 để tra cứu BHXH 1 lần trên VssID ra sao?
Pháp luật
Ứng dụng bảo hiểm xã hội số (VssID) có thay thế cho thẻ bảo hiểm y tế bản giấy được không?
Pháp luật
Hướng dẫn lấy lại mật khẩu ứng dụng VSSID tự động nhanh nhất qua tổng đài khi quên mật khẩu như thế nào?
Pháp luật
Mất mật khẩu ứng dụng VssID không đăng nhập vào được thì có được rút bảo hiểm xã hội một lần không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ứng dụng VssID
518 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ứng dụng VssID

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ứng dụng VssID

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào