Hướng dẫn tố cáo lừa đảo qua mạng không cần đến cơ quan công an? Có được từ chối tiếp nhận tố cáo của người dân không?

Hướng dẫn tố cáo lừa đảo qua mạng không cần đến cơ quan công an? Thời gian giải quyết tố cáo lừa đảo qua mạng mất bao lâu? Cơ quan có thẩm quyền có được phép từ chối tiếp nhận tố cáo lừa đảo qua mạng của người dân không?

Hướng dẫn tố cáo lừa đảo qua mạng không cần đến cơ quan công an?

Khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, người dân có thể liên lạc trực tiếp đến các cơ quan Công an có thẩm quyền xử lý sớm nhất có thể, thông qua các đường dây nóng như sau:

- Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ:

+ Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo;

+ Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;

+ Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.

- Đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.

Lưu ý: Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản. (căn cứ tại khoản 4 Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

Hướng dẫn tố cáo lừa đảo qua mạng không cần đến cơ quan công an? Có được từ chối tiếp nhận tố cáo của người dân không?

Hướng dẫn tố cáo lừa đảo qua mạng không cần đến cơ quan công an? Có được từ chối tiếp nhận tố cáo của người dân không? (hình từ Internet)

Tham khảo: Hồ sơ tố cáo lừa đảo qua mạng gồm:

- Đơn tố cáo;

Xem và Tải Mẫu đơn tố cáo lừa đảo qua mạng mới nhất Tải về

- Đơn trình báo công an

- Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng);

- Chứng cứ kèm theo để chứng minh.

Lưu ý: Người tố cáo cần thu thập và lưu giữ các bằng chứng liên quan đến hành vi lừa đảo, các biên lai, giao dịch giữa hai bên. Trong đó, có thể sử dụng bằng chứng là các file ghi âm, ảnh chụp, video… trong hồ sơ tố cáo lừa đảo qua mạng để nộp cho cơ quan Công an

Thời gian giải quyết tố cáo lừa đảo qua mạng mất bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:

Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:
a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.
3. Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động:
a) Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin;
b) Khám nghiệm hiện trường;
c) Khám nghiệm tử thi;
d) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.
4. Trình tự, thủ tục, thời hạn Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này".

Như vậy, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác tội phạm, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định như: quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định không khởi tố vụ án hình sự; quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Trường hợp vụ việc bị tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng.

Cơ quan có thẩm quyền có được phép từ chối tiếp nhận tố cáo lừa đảo qua mạng của người dân không?

Căn cứ tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:

Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Như vậy, mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Lừa đảo qua mạng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn tố cáo lừa đảo qua mạng không cần đến cơ quan công an? Có được từ chối tiếp nhận tố cáo của người dân không?
Pháp luật
Cẩm nang Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến cung cấp mấy nhóm kỹ năng chính? Xem cẩm nang ở đâu?
Pháp luật
Bị lừa đảo qua mạng thì phải tố cáo ở đâu? Công khai đường dây nóng tố cáo lừa đảo qua mạng năm 2024?
Pháp luật
Hướng dẫn sử dụng nTrust phần mềm giúp phát hiện lừa đảo qua mạng? Thiết lập phần mềm nTrust như thế nào?
Pháp luật
Người sử dụng hình thức lừa đảo tài sản qua mạng dưới hai triệu đồng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Cách nhận diện và phòng chống lừa đảo qua mạng như thế nào? Cần phải làm gì khi đã bị lừa đảo?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lừa đảo qua mạng
254 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lừa đảo qua mạng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lừa đảo qua mạng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào