Hướng dẫn tính phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã 2024 mới nhất sau khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng ra sao?
Hướng dẫn tính phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã 2024 mới nhất sau khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng ra sao?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã
Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương cơ sở như sau:
1. Bí thư Đảng ủy: 0,30.
2. Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,25.
3. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,20.
4. Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15.
Theo đó, mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã sẽ tùy từng chức danh mà có hệ số như sau:
+ Bí thư Đảng ủy: 0,30.
+ Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,25.
+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,20.
+ Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: 0,15.
Lương cơ sở từ 01/7/2024 sẽ là 2.340.000 triệu đồng/tháng (khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP)
Căn cứ theo Thông tư 07/2024/TT-BNV, hướng dẫn mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã được tính bằng công thức như sau:
(Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã thực hiện từ ngày 01/7/2024) | = | (Mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng) | x | (Hệ số phụ cấp hiện hưởng) |
Theo đó, phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã 2024 mới nhất sau khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng như sau:
Chức vụ lãnh đạo cấp xã | Hệ số | Mức phụ cấp (Đơn vị: Đồng) |
Bí thư Đảng ủy | 0,30 | 702.000 |
Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân | 0,25 | 585.000 |
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân | 0,20 | 468.000 |
Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh | 0,15 | 351.000 |
Tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức cấp xã như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức cấp xã như sau:
(1) Tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về cán bộ, công chức, điều lệ tổ chức và quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.
(2) Đối với công chức là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã, ngoài các tiêu chuẩn quy định tại (1) còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, tài sản của Nhà nước và bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân.
Hướng dẫn tính phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã 2024 mới nhất sau khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng ra sao? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã
- Tiêu chuẩn của công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.
- Tiêu chuẩn của công chức Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội như sau:
+ Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
+ Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định của luật đó.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức cấp xã làm việc tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Căn cứ tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 33/2023/NĐ-CP và điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định:
+ Tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh công chức cấp xã cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của từng cấp xã nhưng phải bảo đảm không thấp hơn tiêu chuẩn quy định tại Nghị định này;
+ Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã trong từng kỳ tuyển dụng;
+ Xây dựng kế hoạch tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng đối với từng chức danh công chức cấp xã về quản lý nhà nước, lý luận chính trị; ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc thiểu số (đối với địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ), thực hiện các chế độ, chính sách và tinh giản biên chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?