Hướng dẫn tính mức trợ cấp tai nạn lao động năm 2023? Công thức tính trợ cấp tai nạn lao động ra sao?
Tai nạn lao động là gì? Người lao động được hưởng mức trợ cấp tai nạn lao động khi nào?
Căn cứ quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 có định nghĩa về "tai nạn lao động" như sau:
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Theo đó, có thể hiểu tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (xảy ra tại nơi làm việc, trong giờ làm việc, ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu, trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc). Tai nạn lao động gây ra tổn thương cho người lao động về bộ phận, chức năng của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động.
Về trợ cấp tai nạn lao động, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 28/2021/TTBLĐTBXH như sau:
Trợ cấp tai nạn lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).
Như vậy, theo quy định trên thì người lao động được tính trợ cấp tai nạn lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động hoặc thân nhân người lao động sẽ được hưởng trợ cấp khi người lao động bị chết do tai nạn lao động nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của người lao động.
Hướng dẫn tính trợ cấp tai nạn lao động năm 2023? Công thức tính trợ cấp tai nạn lao động ra sao? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn tính mức trợ cấp tai nạn lao động mới nhất năm 2023?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 28/2021/TTBLĐTBXH, về nguyên tắc, tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
Theo đó, mức trợ cấp tai nạn lao động được quy định theo Điều 4 Thông tư 28/2021/TTBLĐTBXH như sau:
Trợ cấp tai nạn lao động
...
3. Mức trợ cấp:
a) Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;
b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:
Ttc = Tbt x 0,4
Trong đó:
- Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
Ví dụ 2:
- Ông B bị tai nạn lao động lần thứ nhất do ông B đã vi phạm quy định về an toàn lao động, không do lỗi của ai khác. Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động của ông B là 15% do vụ tai nạn này. Mức trợ cấp lần thứ nhất cho ông B là: Ttc = Tbt x 0,4 = 3,5 x 0,4 =1,4 (tháng tiền lương).
- Lần tiếp theo ông B bị tai nạn khi đi từ nơi làm việc về nơi ở (được điều tra và xác định là thuộc trường hợp được trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này). Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động do lần tai nạn này là 20%. Mức trợ cấp lần thứ hai cho ông B là:
Ttc = Tbt x 0,4 = 5,5 x 0,4 = 2,2 (tháng tiền lương).
Như vậy, việc tính mức trợ cấp tai nạn lao động cho người lao động được xác định như sau:
- Trường hợp suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%:
Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương
- Trường hợp suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%:
Tính theo công thức:
Ttc = Tbt x 0,4
Trong đó:
+ Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
+ Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
- Trường hợp suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên:
Ít nhất 12 tháng tiền lương
- Trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động:
Ít nhất 12 tháng tiền lương
Bảng tính mức bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động như thế nào?
Căn cứ Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH, bảng tính mức bồi thường, trợ cấp từ người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định như sau:
STT | Mức suy giảm khả năng lao động (%) | Mức bồi thường ít nhất Tbt (tháng tiền lương) | Mức trợ cấp ít nhất Ttc (tháng tiền lương) |
1 | Từ 5 đến 10 | 1,50 | 0,60 |
2 | 11 | 1,90 | 0,76 |
3 | 12 | 2,30 | 0,92 |
4 | 13 | 2,70 | 1,08 |
5 | 14 | 3,10 | 1,24 |
6 | 15 | 3,50 | 1,40 |
7 | 16 | 3,90 | 1,56 |
8 | 17 | 4,30 | 1,72 |
9 | 18 | 4,70 | 1,88 |
10 | 19 | 5,10 | 2,04 |
11 | 20 | 5,50 | 2,20 |
12 | 21 | 5,90 | 2,36 |
13 | 22 | 6,30 | 2,52 |
14 | 23 | 6,70 | 2,68 |
15 | 24 | 7,10 | 2,84 |
16 | 25 | 7,50 | 3,00 |
17 | 26 | 7,90 | 3,16 |
18 | 27 | 8,30 | 3,32 |
19 | 28 | 8,70 | 3,48 |
20 | 29 | 9,10 | 3,64 |
21 | 30 | 9,50 | 3,80 |
22 | 31 | 9,90 | 3,96 |
23 | 32 | 10,30 | 4,12 |
24 | 33 | 10,70 | 4,28 |
25 | 34 | 11,10 | 4,44 |
26 | 35 | 11,50 | 4,60 |
27 | 36 | 11,90 | 4,76 |
28 | 37 | 12,30 | 4,92 |
29 | 38 | 12,70 | 5,08 |
30 | 39 | 13,10 | 5,24 |
31 | 40 | 13,50 | 5,40 |
32 | 41 | 13,90 | 5,56 |
33 | 42 | 14,30 | 5,72 |
34 | 43 | 14,70 | 5,88 |
35 | 44 | 15,10 | 6,04 |
36 | 45 | 15,50 | 6,20 |
37 | 46 | 15,90 | 6,36 |
38 | 47 | 16,30 | 6,52 |
39 | 48 | 16,70 | 6,68 |
40 | 49 | 17,10 | 6,84 |
41 | 50 | 17,50 | 7,00 |
42 | 51 | 17,90 | 7,16 |
43 | 52 | 18,30 | 7,32 |
44 | 53 | 18,70 | 7,48 |
45 | 54 | 19,10 | 7,64 |
46 | 55 | 19,50 | 7,80 |
47 | 56 | 19,90 | 7,96 |
48 | 57 | 20,30 | 8,12 |
49 | 58 | 20,70 | 8,28 |
50 | 59 | 21,10 | 8,44 |
51 | 60 | 21,50 | 8,60 |
52 | 61 | 21,90 | 8,76 |
53 | 62 | 22,30 | 8,92 |
54 | 63 | 22,70 | 9,08 |
55 | 64 | 23,10 | 9,24 |
56 | 65 | 23,50 | 9,40 |
57 | 66 | 23,90 | 9,56 |
58 | 67 | 24,30 | 9,72 |
59 | 68 | 24,70 | 9,88 |
60 | 69 | 25,10 | 10,04 |
61 | 70 | 25,50 | 10,20 |
62 | 71 | 25,90 | 10,36 |
63 | 72 | 26,30 | 10,52 |
64 | 73 | 26,70 | 10,68 |
65 | 74 | 27,10 | 10,84 |
66 | 75 | 27,50 | 11,00 |
67 | 76 | 27,90 | 11,16 |
68 | 77 | 28,30 | 11,32 |
69 | 78 | 28,70 | 11,48 |
70 | 79 | 29,10 | 11,64 |
71 | 80 | 29,50 | 11,80 |
72 | 81 đến tử vong | 30,00 | 12,00 |
Tải Bảng tính mức bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?