Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên năm học 2023 - 2024 như thế nào?
- Nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên chung trong năm học 2023 - 2024 như thế nào?
- Nhiệm vụ cụ thể trong giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên năm học 2023 - 2024 như thế nào?
- Thời hạn xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ GDCTr & CTHSSV năm học 2023 - 2024 ra sao?
Nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên chung trong năm học 2023 - 2024 như thế nào?
Tại Công văn 4567/BGDĐT-GDCTHSSV năm 2023 có nêu rõ nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên chung trong năm học 2023 - 2024 như sau:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các các văn bản quy phạm pháp luật, các Đề án, Dự án, Kế hoạch và các văn bản khác của Bộ GDĐT và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thực hiện nhiệm vụ GDCTr & CTHSSV.
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HSSV; chú trọng xây dựng văn hóa học đường; triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường; phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng chống ma túy, bảo đảm an toàn trường học; xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong công tác giáo dục cho HSSV.
- Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ HSSV trong học tập và rèn luyện; triển khai có hiệu quả hoạt động tư vấn tâm lý, công tác xã hội, tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ HSSV khởi nghiệp; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quán triệt, giáo dục, nâng cao nhận thức cho HSSV về kiến thức pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ GDĐT về công tác đổi mới giáo dục và đào tạo; các kỹ năng về an toàn giao thông (ATGT), phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH); tăng cường ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong công tác quản lý; chủ động, kịp thời xử lý các vấn đề về truyền thông liên quan đến lĩnh vực GDCTr & CTHSSV.
- Tăng cường hiệu quả tổ chức bộ máy; nâng cao năng lực và hỗ trợ, tạo điều kiện cho đội ngũ những người thực hiện nhiệm vụ GDCTr & CTHSSV, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, công tác xã hội, công tác tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp, v.v... tham gia tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo chương trình quy định hoặc bồi dưỡng thường xuyên do Bộ GDĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các địa phương tổ chức.
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên năm học 2023 - 2024 như thế nào?
Nhiệm vụ cụ thể trong giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên năm học 2023 - 2024 như thế nào?
Tại Công văn 4567/BGDĐT-GDCTHSSV năm 2023 có nêu rõ nhiệm vụ cụ thể trong giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên g năm học 2023 - 2024 như sau:
(1) Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hóa
- Đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập đối với môn lý luận chính trị, đạo đức, giáo dục công dân, kinh tế - pháp luật; các nội dung về giáo dục lịch sử dân tộc, lịch sử cách mạng và văn hóa trong trường học; tăng cường chỉ đạo, quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài, các trường tư thục, các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài.
- Tổ chức các hoạt động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
- Thực hiện công tác phát triển Đảng viên trong trường học, bồi dưỡng nhận thức về Đảng trong HSSV, chú trọng phát hiện và bồi dưỡng HSSV tiêu biểu, xuất sắc thông qua các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động học tập, rèn luyện, Đoàn - Hội để tạo nguồn kết nạp đảng
- Theo dõi, nắm bắt tình hình chính trị, tư tưởng trong HSSV; tổ chức hiệu quả hoạt động đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục với HSSV, chủ động phát hiện và phối hợp với cơ quan Công an, chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức hữu quan xử lý các vấn đề phức tạp về chính trị, tư tưởng liên quan đến HSSV
- Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ giải pháp được đưa ra trong Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học”
(2). Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống
- Thực hiện Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030”
- Triển khai hoạt động tư vấn tâm lý và công tác xã hội tại các cơ sở giáo dục theo Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT và Thông tư 33/2018/TT-BGDĐT
- Phối hợp với tổ chức Đoàn - Đội - Hội rà soát, quản lý chặt chẽ về nội dung, hình thức của các trò chơi, các hoạt động ngoại khóa của HSSV; không tổ chức cho HSSV tham gia các trò chơi (trên môi trường mạng hoặc tương tác trực tiếp) có nội dung, hình thức bạo lực, phản cảm, không phù hợp với văn hóa dân tộc, chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho HSSV; xây dựng kế hoạch chỉ đạo tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống trong các cấp học trên địa bàn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HSSV; thành lập các câu lạc bộ theo sở thích, tài năng, câu lạc bộ tiếng Anh trong các nhà trường; tổ chức các diễn đàn, tọa đàm và khuyến khích HSSV tham gia nhằm phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống, tạo môi trường tốt cho HSSV nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.
- Xây dựng, ban hành Kế hoạch phối hợp công tác, trong đó nêu cụ thể nội dung, nhiệm vụ phối hợp với từng cơ quan, đơn vị hữu quan để tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục HSSV theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GDĐT và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(3). Công tác học sinh, sinh viên
- Các cơ sở đào tạo rà soát, hướng dẫn cụ thể các quy định liên quan đến việc thực hiện quyền và trách nhiệm của sinh viên theo hướng tích hợp các quy định, giảm số lượng văn bản, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện và áp dụng.
- Các Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện các quy định về phòng, chống bạo lực, xâm hại, tuân thủ đúng quy trình phòng chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ giải pháp được đề ra tại Dự án “Tăng cường năng lực phòng chống ma túy trong trường học đến năm 2025” ; Dự án “Phòng chống tội phạm trong HSSV đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
- Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban ATGT Quốc gia và Bộ GDĐT về tăng cường công tác giáo dục ATGT trong trường học, chú trọng công tác đảm bảo ATGT cho HSSV trong trường học và khu vực cổng trường học, ATGT trên các xe đưa đón HSSV tới trường
- Xây dựng Chương trình phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan trong tổ chức các hoạt động về tư vấn nghề nghiệp, việc làm, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho HSSV; củng cố đội ngũ những người làm công tác tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục, tăng cường nâng cao năng lực đội ngũ, đặc biệt là năng lực thực hành, tư vấn triển khai dự án; khuyến khích xây dựng và chuyển giao các mô hình kinh doanh, mô hình hỗ trợ sinh kế nhằm giải quyết các vấn đề của cộng đồng, tạo việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp;
Tiếp tục tham mưu cấp có thẩm quyền trong việc huy động nguồn lực, từng bước triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục; chủ động tổ chức các hoạt động tham quan, thực hành tại doanh nghiệp nhằm sớm định hướng nghề nghiệp cho HSSV và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, việc làm, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho HSSV.
Thời hạn xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ GDCTr & CTHSSV năm học 2023 - 2024 ra sao?
Tại Công văn 4567/BGDĐT-GDCTHSSV năm 2023 có nêu rõ như sau:
Căn cứ nội dung hướng dẫn được nêu tại Mục I và Mục II của Công văn này, đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo; các Đại học, Học viện, Trường Đại học, Trường Cao đẳng sư phạm:
1. Xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ GDCTr & CTHSSV năm học 2023 - 2024 trước ngày 30/9/2023.
2. Phổ biến, quán triệt Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ GDCTr & CTHSSV năm học 2023 - 2024 và các văn bản có liên quan đến tất cả các Phòng GDĐT, các cơ sở giáo dục; các giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, HSSV trong toàn Ngành để triển khai thực hiện.
3. Kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện, phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất cập, kịp thời kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ GDCTr & CTHSSV.
4. Tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ GDCTr & CTHSSV; thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo quy định và hướng dẫn của Bộ GDĐT về công tác thi đua, khen thưởng; truyền thông rộng rãi những tấm gương người tốt, việc tốt, biểu dương những nỗ lực, cố gắng của các thầy giáo, cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục, HSSV nhằm khích lệ, động viên, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn ngành Giáo dục và xã hội.
5. Báo cáo Bộ GDĐT về kết quả sơ kết triển khai thực hiện nhiệm vụ GDCTr & CTHSSV học kỳ I trước ngày 19/01/2024; kết quả tổng kết năm học 2023 - 2024 trước ngày 22/6/2024; báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và khi có vụ việc xảy ra.
Theo đó, việc việc xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ GDCTr & CTHSSV năm học 2023 - 2024 được thực hiện trước ngày 30/9/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?