Hướng dẫn sử dụng sản phẩm cho người tiêu dùng phải có những nội dung tiêu chuẩn gì? Bố trí và trình bày như thế nào?
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm cho người tiêu dùng được sử dụng nhầm mục đích gì?
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm cho người tiêu dùng được sử dụng nhầm mục đích được quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10430:2014 (ISO/IEC GUIDE 37:2012) làm giảm
- Nguy cơ chấn thương hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe cho con người hay động vật, và
- Rủi ro hỏng hóc sản phẩm (hoặc tài sản khác) do vận hành sai hoặc không hiệu quả.
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm cho người tiêu dùng (Hình từ Internet)
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm cho người tiêu dùng phải có những nội dung tiêu chuẩn gì?
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm cho người tiêu dùng phải có những nội dung tiêu chuẩn được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10430:2014 (ISO/IEC GUIDE 37:2012) như sau:
(1) Tiêu chuẩn chỉ nên quy định thông tin tối thiểu cần thiết cho người sử dụng để có thể giảm thiểu thiệt hại cho con người, tài sản và môi trường. Thông tin thiết yếu có thể dễ dàng bị mất giữa những cảnh báo về những nguy hại rõ ràng hoặc đã bị loại trừ thông qua tính năng thiết kế: trong trường hợp đó, thông tin được truyền đạt kém hiệu quả.
(2) Trong một số trường hợp, có thể phản tác dụng khi yêu cầu cung cấp hướng dẫn hay cảnh báo trong tiêu chuẩn, ví dụ
- Đối với sản phẩm thông thường đơn giản chỉ có mối nguy hại vốn có hiển nhiên,
- Đối với thiết bị tự động, trực giác hay không an toàn trong đó không có mối nguy hại tồn đọng.
(3) Ngoài ra, có thể thích hợp để
- Quy định những vấn đề chính mà người sử dụng sẽ yêu cầu hướng dẫn, hoặc
- Lập danh mục các mối nguy hại mà người tiêu dùng có thể nhận thức không đầy đủ.
Việc soạn thảo yêu cầu có thể dễ dàng hơn nếu tiêu chuẩn bao trùm nhiều loại thiết kế sản phẩm, hoặc nếu các yêu cầu vật lý cho phép nhiều lựa chọn phù hợp hoặc mức tính năng (xem Bảng B.1).
(4) Khi cần thiết, tiêu chuẩn cần bao gồm các điều quy định nội dung cụ thể tối thiểu, từ ngữ hay mẫu hướng dẫn hoặc cảnh báo cần đưa ra (xem Bảng B.2).
(5) Tiêu chuẩn có thể tư vấn hoặc yêu cầu nhà sản xuất làm theo hướng dẫn cụ thể về soạn thảo hướng dẫn khi chuẩn bị và trình bày hướng dẫn (xem Bảng B.3).
(6) Nếu có bất kỳ yêu cầu nào đối với hướng dẫn và cảnh báo trong tiêu chuẩn, cần có điều chỉ ra cách thức đánh giá sự phù hợp với các yêu cầu đó (xem Bảng B.4).
(7) Yêu cầu đối với hướng dẫn sử dụng cần được liệt kê trong điều riêng hoặc phụ lục quy định của tiêu chuẩn, ngoại trừ:
- Hướng dẫn được yêu cầu thể hiện trên chính sản phẩm cần được quy định trong điều “Ghi nhãn và dán nhãn”;
- Hướng dẫn còn được yêu cầu phải có sẵn trước khi mua hàng cần được liệt kê trong điều “Điểm thông tin bán hàng”, hoặc là một phần của hệ thống thông tin sản phẩm [xem TCVN 10426 (ISO/IEC Guide 14)].
(8) Tiêu chuẩn cho sản phẩm về lợi ích người tiêu dùng cần quy định (ví dụ: dưới dạng danh mục về các vấn đề chính) các vấn đề cần được đề cập trong hướng dẫn sử dụng. Thông thường, nội dung này cần là một điều riêng của tiêu chuẩn sản phẩm, thường có tên là “Hướng dẫn sử dụng, bao gồm cả lắp đặt và bảo dưỡng” [về tiêu chuẩn an toàn, xem TCVN 6844 (ISO/IEC Guide 51)].
(9) Khi các quy trình cụ thể là cần thiết để sử dụng, vận hành, lắp ráp, tháo dỡ, làm sạch hoặc bảo dưỡng sản phẩm một cách an toàn, hoặc tương tự đối với phá hủy/tiêu hủy, hoặc tiêu hủy phế liệu thì chúng cần được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm (xem Hướng dẫn của ISO/IEC, Phần 2, 2011, 6.3.3 và 6.3.7).
(10) Khi hướng dẫn sử dụng được đặt trên chính sản phẩm, thì chúng cần được quy định trong điều đề cập đến ghi nhãn và dán nhãn [xem TCVN 6844 (ISO/IEC Guide 51), Hướng dẫn của ISO/IEC, Phần 2, 2011, 6.3.3 và 6.3.7, và Điều 8, Điều 9 của tiêu chuẩn này)].
(11) Trong 7.2 mô tả các trường hợp tiêu chuẩn sản phẩm cần quy định cỡ chữ nhỏ nhất và độ tương phản ánh sáng, hoặc khoảng cách có thể nhìn thấy hướng dẫn.
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm cho người tiêu dùng phải được bố trí và trình bày như thế nào?
Hướng dẫn sử dụng sản phẩm cho người tiêu dùng phải được bố trí và trình bày theo quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10430:2014 (ISO/IEC GUIDE 37:2012) như sau:
(1) Tất cả các hướng dẫn cần được bao gói và được bố trí sao cho giúp người tiêu dùng dễ nhận biết và thúc đẩy việc sử dụng. Các dạng thức thay thế cần được xem xét, ví dụ: bao gồm một bộ hướng dẫn bằng văn bản và bộ khác bằng hình ảnh, âm thanh hoặc video (điều này có thể đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi và người khuyết tật).
(2) Hướng dẫn sử dụng, hoặc các phần của hướng dẫn, có thể được cung cấp theo một hoặc nhiều cách dưới đây:
- Trên sản phẩm;
- Trên bao gói;
- Trong bản in và tài liệu đi kèm;
- Bằng phương tiện nghe, nhìn hoặc phương tiện truyền thông tương tác.
Việc bố trí các hướng dẫn hoặc các phần của hướng dẫn cần tính đến các yêu cầu pháp lý, rủi ro về sức khỏe và an toàn, môi trường hoặc các yêu cầu tương tự, thiết kế sản phẩm, thời điểm mà người sử dụng cần thông tin và kỹ năng cần thiết.
(3) Hướng dẫn sử dụng đưa trên trang web của nhà cung ứng (nếu có) cần chi tiết như hướng dẫn có trong tài liệu hướng dẫn. Cần đưa ra cả định dạng internet và dạng giấy.
CHÚ THÍCH: Các tiêu chuẩn của tổ hợp mạng lưới toàn cầu (W3C) cung cấp hướng dẫn thêm về khả năng tương tác và truy cập. Tiêu chuẩn do ISO/IECJTC1/SC 35, Công nghệ thông tin - Giao diện cho người dùng xây dựng là ví dụ khác.
(4) Việc bố trí hướng dẫn trên chính sản phẩm có lợi thế rõ ràng về sự thuận lợi cho người sử dụng. Tuy nhiên, đối với một số sản phẩm, do kích thước hoặc hình dạng của sản phẩm nhỏ, hoặc thực tế chúng bị che khuất một phần khỏi tầm nhìn trong quá trình sử dụng nên việc đặt một số hoặc tất cả các hướng dẫn trong bao gói hoặc trong tài liệu đi kèm có thể là giải pháp tốt nhất hoặc duy nhất.
(5) Khi hướng dẫn sử dụng phức tạp thì có thể hữu ích nếu thông điệp quan trọng nhất định được đưa ra hoặc được hiển thị trên sản phẩm bằng tài liệu tham khảo ngắn hoặc thẻ nhắc, nhãn dán hoặc nhãn hiệu (xem Điều 9).
(6) Khi sự an toàn phụ thuộc vào việc thực hiện lắp đặt đúng, sử dụng, bảo dưỡng, phá hủy hoặc tiêu hủy và khi phương pháp chính xác không thấy được hiển nhiên từ sản phẩm, thì tiêu chuẩn an toàn sản phẩm cần quy định, tối thiểu là dấu cảnh báo để thu hút sự chú ý của người sử dụng đến các phần có liên quan của hướng dẫn.
(7) Hướng dẫn sử dụng dưới dạng điện tử, ví dụ: video, đĩa hình kỹ thuật số (DVD) hoặc truyền thông đa phương tiện cần được thiết kế cho lượng người xem lớn nhất có thể, dễ sử dụng và thúc đẩy sự thông hiểu. DVD và các phương tiện truyền thông tương tự có thể cung cấp một loạt tùy chọn đường âm thanh và phụ đề, bao gồm cả tính năng ngôn ngữ ký hiệu đối với người tiêu dùng khiếm thính và mô tả âm thanh cho những người khiếm thị.
(8) Nếu hướng dẫn sử dụng là cần thiết để đưa ra quyết định mua hàng có hiểu biết trong số các sản phẩm thì các hướng dẫn này hoặc các phần hướng dẫn liên quan cần luôn sẵn có tại điểm bán hàng và từ trang web.
VÍ DỤ: Nhu cầu đối với quần áo bảo hộ; cảnh báo cho phụ huynh về các hạn chế trong sử dụng sản phẩm cho trẻ em dưới một độ tuổi, trọng lượng hoặc khả năng nhất định.
CHÚ THÍCH: Hệ thống thông tin sản phẩm như được mô tả trong TCVN 10426 (ISO/IEC Guide 14) (về thông tin sản phẩm) và trong TCVN 10427 (ISO/IEC Guide 41) (về các khía cạnh bao gói) đưa ra hướng dẫn cụ thể về cách thức tạo điều kiện cho quyết định mua hàng hợp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài chính gồm loại văn bản nào?
- Chuyển từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang thuê đất mà không làm thủ tục theo quy định bị phạt bao nhiêu?
- Có bắt buộc tổ chức khám sức khỏe đối với nhân viên thử việc hay không? Có bị xử phạt hay không?
- Mẫu bản kiểm điểm đảng viên cuối năm dành cho giảng viên mới nhất? Tải mẫu bản kiểm điểm đảng viên ở đâu?
- Hội đồng tư vấn thẩm định thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính gồm những thành phần nào theo quy định?